Thứ năm, 29/07/2021, 22:59 PM

Lạm phát cơ bản thấp nhất trong vòng 10 năm

(CL&CS) - Theo Tổng cục Thống kê (TCTK) lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) bình quân 7 tháng năm 2021 chỉ tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Hôm nay, 29/7, TCTK đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2021 và 7 tháng năm 2021, Theo đó, CPI tháng 7 tăng 0,62% so với tháng trước, tăng 2,25% so với tháng 12/2020 và tăng 2,64% so với tháng 7/2020. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng năm 2021, CPI tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016…

Giá lương thực, thực phẩm tăng do thực hiện giãn các xã hội

Theo TCTK, so với tháng trước, CPI tháng 7/2021 tăng 0,62% (khu vực thành thị tăng 0,64%; khu vực nông thôn tăng 0,6%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng 7 có 7 nhóm tăng giá so với tháng trước, 3 nhóm giảm giá, riêng nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giữ giá ổn định.

Trong 7 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng so với tháng trước cao nhất với 2,36% (làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào cuối tháng 6 và trong tháng 7.

Do nhu cầu dự trữ hàng hóa thực hiện giãn cách, trong tháng 7, giá rau tươi, khô và chế biến tăng 6,86% so với tháng trước

Do nhu cầu dự trữ hàng hóa thực hiện giãn cách, trong tháng 7, giá rau tươi, khô và chế biến tăng 6,86% so với tháng trước

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm), chủ yếu do các đợt nắng nóng trong tháng làm chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,38%, bên cạnh đó giá gas tăng 7,77% do giá gas trong nước điều chỉnh tăng 30.000 đồng/bình 12 kg.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,67% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do nhu cầu tích trữ hàng hóa của người dân tại một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội tăng đột biến làm giá lương thực, thực phẩm tăng.Trong đó nhóm: Lương thực tăng 0,36%; Thực phẩm tăng 0,95%.

Theo TCTK, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị16/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giãn cách xã hội, người dân hạn chế tối đa ra ngoài, nhu cầu dự trữ hàng hóa và ăn uống tại nhà nhiều hơn nên nhu cầu thực phẩm thiết yếu, rau tươi, sữa, các thực phẩm chế biến từ sữa, thực phẩm chế biễn sẵn, thực phẩm đông lạnh tăng cao, là nguyên nhân làm cho chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 7/2021 tăng 0,95% so với tháng trước. Đáng chú ý, trong nhóm hàng này, giá rau tươi, khô và chế biến tăng 6,86%, trứng các loại tăng 6,34% so với tháng trước…

Các nhóm khác như: Đồ uống và thuốc lá; Thiết bị và đồ dùng gia đình; Giáo dục; Và thuốc và dịch vụ y tế tăng không đáng kể.

7 tháng, CPI bình quân chỉ tăng 1,64%

Mặc dù CPI trong tháng 7 tăng nhưng CPI bình quân 7 tháng năm 2021 tăng 1,64% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất kể từ năm 2016. (Tốc độ tăng CPI bình quân 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 1,82%; tăng 3,91%; tăng 3,45%; tăng 2,61%; tăng 4,07%; tăng 1,64%)

Theo phân tịch của TCTK. có một số nguyên nhân làm giảm CPI 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như giá các mặt hàng thực phẩm 7 tháng giảm 0,44% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,09 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 5,4%; giá thịt gà giảm 1,7%ơ Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021). Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 7 tháng năm 2021 giảm 1,79% so với cùng kỳ năm 2020, tác động làm CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm.

Cùng với đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé tàu hỏa 7 tháng giảm 1,27% so với cùng kỳ năm trước; giá vé máy bay giảm 18,66%; giá du lịch trọn gói giảm 2,83%.

Mặt khác, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các ngành các cấp đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ để ngăn chặn dịch bệnh và ổn định giá cả thị trường.

Lạm phát cơ bản đều thấp hơn cùng kỳ năm trước

Phân tích về lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) TCTK cho biết, tháng 7/2021 lạm phát cơ bản đã giảm 0,06% so với tháng trước, tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,64%).

”Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu, điện và giá gas tăng.”- TCTK nhận định và cho biết mức lạm phát cơ bản tháng 7 và 7 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát trung bình ở mức dưới 4% trong năm 2021 chắc chắn sẽ đạt được

Mặc dù tăng thấp nhất thấp nhất kể từ năm 2016, song CPI bình quân 7 tháng năm 2021 đã có sự cải thiện so với CPI bình quân 6 tháng năm 2021 (chỉ tăng 1,47% so với bình quân 6 tháng năm 2020). Tuy nhiên, với mức tăng thấp như hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia, mục tiêu kiềm chế lạm phát trung bình ở mức dưới 4% trong năm 2021 chắc chắn sẽ đạt được.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Đất không giấy tờ sắp được cấp sổ đỏ với duy nhất một điều kiện theo Luật mới nhất 2024

Đất không giấy tờ sắp được cấp sổ đỏ với duy nhất một điều kiện theo Luật mới nhất 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:57

Ba nhóm người sử dụng đất không giấy tờ dưới đây chỉ cần đáp ứng một điều kiện duy nhất sẽ được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, chi phí chuyển đất vườn sang đất ở tốn bao nhiêu?

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, chi phí chuyển đất vườn sang đất ở tốn bao nhiêu?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:57

Việc chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở là nhu cầu của nhiều người dân. Luật Đất đai 2024 cũng có quy định về nhóm đất nông nghiệp, chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Quy định mới 'rút ngắn con đường’ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ năm 2025

Quy định mới 'rút ngắn con đường’ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ năm 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 20:56

Quy định cụ thể về cách cấu trúc, phân loại việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân được chia làm 4 trường hợp rõ ràng, tránh tình trạng nhũng nhiễu người dân.