Chủ nhật, 31/03/2024, 08:41 AM

Kinh đô một thời của Việt Nam sở hữu cây cầu bạc tỷ, sử dụng vật liệu đặc biệt thuộc nhóm 'tứ thiết đinh'

Cây cầu có thiết kế ấn tượng được coi là một biểu tượng 'bạc tỷ' của vùng đất từng là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Cầu gỗ lim nằm ở trung tâm thành phố, phía nam sông Hương đang trở thành một biểu tượng mới của thành phố Huế. Cây cầu là công trình thí điểm của dự án "Quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và dự án thí điểm" do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ không hoàn lại. Công trình có tổng vốn đầu tư là 6 triệu USD, được tiến hành thi công vào tháng 12/2017 và hoàn thành vào tháng 11/2018. Nhưng phải đến năm 2019 cầu mới chính thức đưa vào hoạt động.

Cầu gỗ lim được coi là

Cầu gỗ lim được coi là "biểu tượng bạc tỷ" của vùng đất cố đô

Cầu gỗ lim có chiều dài 400m, rộng 4m, nằm giữa cầu Trường Tiền đến cầu Phú xuân. Điểm đầu của cầu xuất phát từ giữa phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, qua cầu Phú Xuân và kết thúc ở công viên Lý Tự Trọng. 

Cầu gỗ lim được kết cấu từ bê tông cốt thép, sau đó được lát gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ lim là 2.438m2. Chi phí gỗ lim lát sàn cho cầu đi bộ là 5,14 tỷ đồng bao gồm phần gỗ lim thành phẩm đã được xử lý (ngâm hóa chất, sấy...) và gia công, lắp dựng.

Gỗ lim là một trong những vật liệu chính của công trình này

Gỗ lim là một trong những vật liệu chính của công trình này

Việc sử dụng vật liệu chính là gỗ lim đưa cây cầu trở nên độc đáo và ấn tượng hơn cả. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết đinh, lim, sến, táu. Người Việt quan niệm, gỗ lim quý, cứng, chắc, nặng, bền, không bị mối mọt nên thường dùng trong kiến trúc như làm cột, kèo, xà và các bộ phận cấu trúc trong các công trình xây cất theo lối cổ hay tiến hành xây dựng công trình thủy lợi, cầu cống, đóng tàu thuyền,... Gỗ lim với tính chất không bị cong vênh, nứt nẻ, ảnh hưởng do thời tiết nên từ xưa đến nay vẫn là vật liệu cao cấp cho các công trình kiến trúc.

Được biết với cầu gỗ lim nằm ở trung tâm thành phố Huế được lát bởi 16.000 thanh gỗ, xác suất gỗ bị loại bỏ thay thế là 5% nên sẽ có các gỗ bị hư hỏng. Bên cạnh đó, hệ thống lan can của cây cầu được làm từ 4.100 thanh đồng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, tổng cân nặng lên đến 7 tấn. Sự kết hợp giữa 2 vật liệu này không chỉ đảm bảo chắc chắn cho cây cầu mà còn mang đến nét ấn tượng trong kiến trúc, hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại cùng hiện diện trên một công trình.

Cầu gỗ Lim về đêm

Cầu gỗ Lim về đêm

Ngày nay, cùng với Đại Nội, chùa Thiên Mụ, cầu gỗ lim Huế đã trở thành một địa chỉ tham quan thú vị, hấp dẫn bên bờ sông Hương và đang dần trở thành biểu tượng "bạc tỷ" nổi bật của vùng đất cố đô thơ mộng này.

Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Chi Chi

Bình luận

Nổi bật

Nhà máy nhiệt 1,4 tỷ USD gặp ‘chướng ngại vật’, Đồng Nai lập tức tìm cách ‘cứu nguy’

Nhà máy nhiệt 1,4 tỷ USD gặp ‘chướng ngại vật’, Đồng Nai lập tức tìm cách ‘cứu nguy’

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 15:50

Dự án hiện đã hoàn thiện được khoảng 72% nhưng đang gặp phải hàng loạt khó khăn cần tháo gỡ để không ảnh hưởng đến tiến độ phát điện thử nghiệm.

Tuyến đường sắt đô thị gần 35.000 tỷ đồng, chạy qua 6 quận Thủ đô Hà Nội sẽ vận hành thương mại vào tháng 7

Tuyến đường sắt đô thị gần 35.000 tỷ đồng, chạy qua 6 quận Thủ đô Hà Nội sẽ vận hành thương mại vào tháng 7

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 15:35

Ban đầu, dự án được phê duyệt tổng mức đầu tư hơn 18.400 tỷ đồng nhưng sau này số tiền đã tăng lên gần gấp đôi khoảng 34.800 tỷ đồng.

Đường huyết mạch nối Thủ đô với Tây Bắc chi 8.100 tỷ mở rộng 10 làn: Đề xuất thêm vốn cho công trình quan trọng

Đường huyết mạch nối Thủ đô với Tây Bắc chi 8.100 tỷ mở rộng 10 làn: Đề xuất thêm vốn cho công trình quan trọng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 15:35

Đường huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội tới khu vực Tây Bắc đang được triển khai, đồng thời một dự án khác liên quan trực tiếp đến tuyến đường cũng đang được đề xuất xây dựng.