Dữ liệu cũ
Thứ tư, 05/02/2020, 09:58 AM

Kêu gọi ngừng bán khẩu trang: Hành vi đáng lên án, vi phạm Luật Cạnh tranh

(NTD) - Trước tình hình dịch viêm phổi cấp do nCoV diễn biến phức tạp, trên mạng xã hội, nhiều người kinh doanh thuốc và vật tư y tế kêu gọi nhau ngừng bán khẩu trang, nước rửa tay. Đây không chỉ là hành vi đáng lên án, trục lợi vô đạo đức, có thể bị xử lý hình sự và vi phạm Luật Cạnh tranh.

Việc virus Corona đang bùng phát tại một số quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc khiến người dân có tâm lý hoang mang, lo sợ. Những ngày qua, tại các cửa hàng, nhà thuốc, người dân chen nhau tìm mua khẩu trang y tế, nước rửa tay... để phòng dịch, dẫn đến "cháy hàng".

Nhiều cơ sở nhà thuốc, cơ sở kinh doanh lợi dụng thời cơ đẩy giá mặt hàng này lên cao gấp nhiều lần. Lực lượng chức năng các tỉnh, TP đã tiến hành xử phạt hàng chục nhà thuốc về hành vi "chặt chém", găm hàng khẩu trang y tế.

Đặc biệt, gần đây tại một số nhà thuốc còn treo biển "không bán khẩu trang, nước sát khuẩn, miễn hỏi", thậm chí, một số cá nhân được cho là nhân viên các nhà thuốc còn kêu gọi không nhập, không bán khẩu trang giữa thời điểm dịch virus Corona đang diễn biến phức tạp khiến dư luận bức xúc.

141913-khau-trang2
Nhiều hiệu thuốc liên kết kêu gọi dựng biển không bán khẩu trang, nước sát khuẩn trong khi nhu cầu mua của người dân đang tăng cao trong đại dịch diễn biến rất phức tạp

Trao đổi với Người tiêu dùng, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VPLS Tinh Thông Luật cho biết, có một số nghề bắt buộc phải tuân theo đạo đức nghề nghiệp như nhà giáo, luật sư, bác sỹ... và nghề dược cũng thế.

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp người hành nghề dược được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ban hành như sau: Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân...Do đó, việc các dược sỹ kêu gọi trên mạng xã hội, ngưng nhập khẩu trang, treo biển hiệu để phản đối, hoặc yểm hàng lại trong kho với số lượng lớn là hành vi cần đáng lên án và cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.

Theo Luật sư Bình, không khó để các cơ quan chức năng chứng minh hành vi yểm hàng tại kho mà không bán cho người dân.

Đối với mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay được xem là mặt hàng cơ bản, thiết yếu để người dân phòng chống dịch bệnh Corona được quy định tại Điều 15 Luật giá năm 2012 theo đó hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau: Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông; Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.

Luật giá năm 2012 nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có các hành vi: Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ; Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ; Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý...

Luật sư Bình cũng cho biết thêm, theo Điều 17 Nghị định 109 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn xử phạt đối với Hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý .

Ngoài ra, tại Điều 31 Luật Dược quy định nghĩa vụ của người hành nghề dược: Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược... Do đó, nếu ai vi phạm sẽ bị tịch thu Chứng chỉ hành nghề và đương nhiên buộc phải đóng cửa nhà thuốc do đó chỉ đạo của Phó Thủ tướng là kịp thời.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với báo chí, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng hành vi kêu gọi, bắt tay nhau… găm hàng, tăng giá hay ngừng bán bất cứ loại hàng hóa nào, kể cả hàng hóa thông dụng và không trong diện quản lý, cũng vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.

Trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát thì việc các nhà thuốc kêu gọi dừng bán bán khẩu trang không chỉ là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp mà còn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại, sản xuất, hàng hóa. Khoản 2 Điều 8 Luật cạnh tranh đã quy định nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Luật Cạnh tranh, mức phạt tối đa các nhà thuốc phải chịu là 10% tổng doanh thu năm 2019. Tuy nhiên mức phạt chính thức có thể thấp hơn, dưới 1% doanh thu cũng có.

Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật giá đều xem hành vi lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh để trục lợi đều là hành vi vi phạm và tình tiết tăng nặng. Luật hình sự cũng xem hành vi này là Tội đầu cơ. Cụ thể theo quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với Tội đầu cơ theo đó:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

 b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

 a) Có tổ chức;

 b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm.

 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000

Hồng Liên

          

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.