Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 29/12/2013, 22:00 PM

Internet có thể bình thường trở lại trong 2 tuần tới

Các doanh nghiệp viễn thông đã phục hồi phần lớn dung lượng kết nối Internet sau vụ đứt cáp quang biển AAG tuần trước. Sự cố này sẽ được khắc phục vào đầu tháng 1.

Chiều nay (29/12), Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) thông báo đến 0h ngày 28/12, doanh nghiệp này đã hoàn tất bổ sung dung lượng kết nối Internet, nhằm giảm ảnh hưởng từ việc đứt cáp biển AAG tuần trước. FPT Telecom đã phục hồi 70% dung lượng bị thiếu hụt do sự cố trên gây ra. Dự kiến, tuyến cáp biển AAG sẽ được sửa chữa hoàn tất vào ngày 10/1.

Theo lãnh đạo FPT Telecom, hiện doanh nghiệp có hơn một triệu thuê bao, trong đó bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khi xảy ra sự cố, đơn vị đã áp dụng một số biện pháp để đảm bảo không ảnh hưởng tới lợi ích người dùng, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp. Thống kê về thiệt hại tài chính chưa được đưa ra, nhưng ước tính con số cuối cùng không phải nhỏ khi các nhà mạng phải bỏ tiền mình để mua thêm băng thông phục vụ. “Chi phí cho các trường hợp này có thể đắt hơn vài lần so với bình thường”, lãnh đạo này chia sẻ thêm.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc công ty Viễn thông Quốc tế (VNPTI) cũng cho biết đã hoàn thành các thủ tục cần thiết để tàu sửa chữa vào khu vực đứt cáp. “Dự kiến ngày 31/12 tàu sẽ tới nơi và hoàn tất mọi việc trước ngày 9/1/2014″, ông cho hay. Nếu mọi việc suôn sẻ, hệ thống sẽ trở lại hoạt động bình thường sớm nhất vào ngày 7/1. Theo ông, nhờ sử dụng các tuyến cáp dự phòng mà đến lúc này mọi liên lạc vẫn được đảm bảo, chỉ có tốc độ truy cập với dung lượng lớn ra hướng quốc tế không được như mọi khi.

Một chuyên gia viễn thông cho rằng việc AAG đứt không còn là chuyện mới mẻ, bất ngờ, thậm chí có năm đứt đôi ba lần nên công tác khắc phục ngày càng hoàn thiện. “Khả năng sửa xong trong 2 tuần khó xảy ra nhưng cũng không còn kéo dài tới 6-7 tuần như trước”, bà nhận định. Do chịu sự tác động của môi trường đặc biệt nên tuy được chế tạo chắc chắn, cáp vẫn có thể đứt nếu tàu biển thả neo trúng hoặc kéo lê neo qua. Đến nay, hệ thống cáp biển AAG đã đi vào hoạt động được gần 7 năm.

Ngày 20/12, đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gate Way) thông báo phân đoạn cáp Vũng Tàu – Hong Kong (Trung Quốc) đã bị đứt. Khu vực đứt cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 278km, thuộc phân đoạn cáp S1H.

Sự cố ước tính gây ảnh hưởng tới 60% lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam. Theo đó, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… sẽ có thể bị chập chờn, gián đoạn do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.

Anh Quân – Hà Thu

Nguồn: vnexpress.net

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.