Hội thảo: “ Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt nam”

(NTD) - Sáng ngày 3/11/2014, trong khuôn khổ Dự án "Nghiên cứu khu vực doanh nghiệp" giai đoạn 2013- 2014 đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo "Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2013".

Hội thảo do Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Trường Đại học Copenhagen (UoC) phối hợp tổ chức. Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết về mức độ cạnh tranh, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp ở Việt Nam.

Mẩu điều tra lớn gồm khoảng tám nghìn quan sát và thông tin chi tiết ở cấp độ doanh nghiệp góp phần phản ánh cụ thể nhiều khía cạnh của môi trường kinh doanh. Cuộc Điều tra cung cấp bộ công cụ rất có giá trị và độc đáo cho cả các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Cụ thể hơn, đây là cuộc điều tra duy nhất ở Việt Nam tìm hiểu sâu các vấn đề như sự phát triển năng lực công nghệ của doanh nghiệp, vai trò của đầu tư nước ngoài trong việc phổ biến các lợi thế công nghệ cho doanh nghiệp trong nước, rộng hơn là bối cảnh xã hội của môi trường kinh doanh.

Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu từ khắp các cơ quan trong cả nước

Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu từ khắp các cơ quan trong cả nước

Có thể thấy rõ từ kết quả điều tra rằng các doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc đầu tư công nghệ và đã làm những gì họ có thể để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều trở ngại đang tồn tại có thể cản trở doanh nghiệp đầu tư ở mức thu lại được lợi ích thực sự. Kết quả điều tra năm 2013 nhìn chung cũng tương tự như kết quả năm 2012. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh và hoàn cảnh doanh nghiệp nói chung vẫn trong tình trạng trì trệ. Điều quan trọng ở đây là các chính sách phải được ban hành để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, cần tập trung vào việc tháo gỡ dứt điểm những hạn chế được nêu chi tiết trong phần phân tích. Chính sách công nghiệp hiện tại dường như không đủ để đối phó với những vấn đề này.

Chuyên gia đến từ Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) trình bày tại hội thảo

Chuyên gia đến từ Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) trình bày tại hội thảo

Bằng chứng về lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngoài và mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp quốc tế cũng được phản ánh trong báo cáo. Sự tương tác giữa các Doanh nghiệp (DN) trong và DN ngoài nước được kỳ vọng sẽ dẫn tới chuyển giao công nghệ thông qua tác động lan tỏa. Chuyển giao có thể xảy ra từ tác động lan tỏa ngang (tương tác giữa các doanh nghiệp hoạt động ưong cùng lĩnh vực), liên kết ngược (trong mối quan hệ giữa các DN nước ngoài và các nhà cung cấp trong nước) và cuối cùng là từ liên kết xuôi, khi các DN nước ngoài cung cấp đầu vào trung gian cho các khách hàng trong nước.

Báo cáo cho thấy chỉ một số lượng nhỏ các doanh nghiệp nhận được tác động lan tỏa và tác động lan tỏa xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và trong tương tác của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù sự hiện diện của tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp trong nước là tích cực, nhưng không có dấu hiệu nào về chất lượng của chuyển nhượng, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Dường như tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp nước ngoài có chất lượng cao hơn so với doanh nghiệp trong nước. Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc chi phí của việc thu hút FDI và những lợi ích mà doanh nghiệp trong nước nhận được, so với những lợi ích phát sinh từ sự tương tác giữa các doanh nghiệp hoàn toàn trong nước. Một phương pháp khác để cải tiến công nghệ là điều chỉnh công nghệ mới. Có vẻ như các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Nghiên cứu và phát triển (R&D) chủ yếu nhằm phát triển các công nghệ đã có sẵn ở nơi khác. Do xác suất thất bại cao của R&D và chi phí tốn kém, có thể sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp khi tiếp nhận và điều chỉnh công nghệ sẵn có thay vì đầu tư vào R&D. Điều chỉnh công nghệ cũng có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là nhận chuyển giao, do doanh nghiệp có thể tìm công nghệ phù hợp với điều kiện của mình, trong khi nhận chuyển giao bị giới hạn bởi trình độ công nghệ của doanh nghiệp chuyển giao và việc chuyến giao có thể còn không xảy ra. Do năng suất tăng lên nhờ điều chỉnh công nghệ, các chính sách để thúc đẩy loại hình đầu tư này cần được xem xét nghiêm túc và nên bao gồm việc gỡ khó cho doanh nghiệp.

Khi nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn, áp lực có thể gia tăng lên các doanh nghiệp khiến họ giảm bớt cam kết TNXH nhằm theo đuổi lợi nhuận cao hơn. TNXH của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay hầu như mới để đáp ứng các nghĩa vụ trong doanh nghiệp và phù hợp với những yêu cầu pháp lý bắt buộc. Cần chú ý rằng lợi ích từ TNXH gần như chỉ xuất hiện trong các công ty áp dụng chiến lược TNXH rộng hơn và có sự tương tác tới cộng đồng bên ngoài và các bên liên quan khác. Do đó sẽ khó mong đợi các lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam từ chính sách TNXH hiện tại của họ. Chính sách hỗ trợ chiến lược TNXH "trên mức tuân thủ" có khả năng giúp cải thiện điều này.

Trung Nguyễn


Bình luận

Nổi bật

Nam A Bank tuyển dụng các vị trí mới cho năm 2024

Nam A Bank tuyển dụng các vị trí mới cho năm 2024

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 15:03

(CL&CS) - Nam A Bank tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn, lương thưởng cạnh tranh.

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:56

(CL&CS) - Lễ bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) giữa Nam A Bank và Pacific Risk Advisors LTD (PRA) đã diễn ra thành công.

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

Thị trường bất động sản đón những tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn “điểm tối”

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

Nhiều Luật mới sẽ có hiệu lực sớm hơn dự kiến, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường ngày càng nhiều cùng tâm lý nhà đầu tư được cải thiện,..đã cho thấy những tín hiệu khởi của thị trường. Tuy nhiên, mất cân đối 'cung - cầu' vẫn là “điểm tối” của thị trường hiện tại.