Dữ liệu cũ
Thứ hai, 08/06/2015, 06:48 AM

Hệ thống tiêu thụ nông sản nội địa, sao chưa ai nghĩ đến?

(NTD) – Thời gian gần đây thường xuyên diễn ra tình trạng nông sản rớt giá thảm hại do nguồn cung dư thừa, trong khi đó giá ở các địa phương khác vẫn cao chót vót.

Dân gần như mất mát rất nhiều sau mỗi vụ trồng trọt và chúng ta thấy có rất nhiều các cơ quan lên tiếng rồi sau đó cũng có nhiều hành động chung tay giúp đỡ. Tuy nhiên, đó là hành động nhất thời. Muốn giải quyết việc này về lâu dài chúng ta phải có cách suy nghĩ và làm đồng bộ trên diện rộn

Phân tích kỹ nguyên nhân của tình trạng bế tắc trong tiêu thụ hàng nông sản vừa qua có thể thấy, ngoài nguyên nhân do xuất thô, khả năng chế biến kém, sự quá lệ thuộc vào một vài thị trường bên ngoài ra, thì những yếu kém trong việc tổ chức quy hoạch, tiêu thụ hàng nông sản tại thị trường trong nước là nguyên nhân cốt tử.

Lấy thí dụ như quả thanh long, do diện tích trồng thanh long tăng quá nhanh, không theo quy hoạch ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận đã dẫn đến nhiều hệ quả khác như việc đầu tư, phát triển hệ thống lưới điện không theo kịp để phục vụ sản xuất. Rồi ở ngành cà-phê cũng vậy, diện tích trồng đã tăng gấp đôi so với quy hoạch, lên tới hơn 1 triệu ha, vượt quá nhu cầu của thị trường trong khi hệ thống chế biến cũng không thể đầu tư, đáp ứng kịp càng khó bảo đảm chất lượng cà-phê xuất khẩu...

Điều đáng nói, tất cả các ngành hàng này đều có quy hoạch nhưng đến giờ, hầu hết quy hoạch đều bị phá vỡ. Để xảy ra tình trạng này trách nhiệm trước hết là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Thật bi hài chuyện người nông dân vừa thất bát mùa dưa hấu, lại tiếp tục chuẩn bị cho một vụ dưa hấu mới, trong khi vẫn bế tắc về thông tin đầu ra. Bộ NN&PTNT không thể vô can trước thực trạng phát triển trồng trọt tự phát, phá quy hoạch chạy theo lợi nhuận ngắn hạn của người nông dân.

Ở khâu tiêu thụ, Bộ Công thương cũng làm chưa tốt công tác tìm đầu ra cho sản phẩm đối với một số mặt hàng, ở một số thời điểm. Kênh tiêu thụ hàng rau quả hiện nay chủ yếu vẫn thông qua thương lái trước khi đến các cơ sở chế biến, kinh doanh, xuất khẩu. Số còn lại đi thẳng từ vườn ra chợ, mua bán tự do... Rõ ràng, trong bối cảnh thương mại thế giới đã thay đổi và hiện đại về cách tiêu thụ thì việc, Việt Nam thiếu phương thức phân phối hiện đại như sàn giao dịch, siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi chuyên về nông sản là lỗ hổng lớn.

nong-san-49ff7

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản trong nước sẽ giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng trong khâu tiêu thụ nông sản

Đi kèm đó là bất cập trong hệ thống hạ tầng thương mại yếu và thiếu, phương tiện vận chuyển không bảo đảm chất lượng, thiếu kho tàng bến bãi... Tuy nông sản Việt Nam được xuất khẩu đã lâu nhưng chúng ta vẫn thiếu những doanh nghiệp lớn đủ sức đáp ứng đơn hàng lớn. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại thương nông sản còn rất yếu...

Trước đây sau khi trồng trọt, chúng ta sơ chế và đợi khách hàng tới thu mua gom hết và hầu như không tham gia bất kỳ 1 công đoạn nào khác, giá tốt chúng ta vui vẻ và mở mang thêm. Giá xấu chúng ta than và hầu như không thay đổi gì từ năm này qua năm khác. Đại đa số các mặt hàng nông sản chúng ta chỉ trồng và sơ chế, không có hay rất ít những công đoạn làm tăng thêm giá trị gia tăng sản phẩm. Hồi mới mở cửa, chúng ta còn nghèo tư duy như thế thì chấp nhận được. 15/20 năm sau, tư duy về sản xuất và phát triển nông nghiệp như thế sẽ gặp nhiều rủi do. Chúng ta không chỉ còn trồng trọt và sơ chế nữa, đưa tất cả chuỗi giá trị mang lại lợi nhuận cao nhất vào tay các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia mà chúng ta phải tham gia vào chuỗi giá trị đó. Chúng ta trồng trọt, thu hoạch sơ chế và chúng ta phải chế biến, phải xây các nhà máy chế biến sâu hơn, đa dạng các sản phẩm chế biến và tham gia mạnh mẽ vào hoạt động phân phối. Với hơn 90 triệu dân tiêu thụ nội địa, hàng gì ra mà chẳng có thể tiêu thụ. Chúng ta có thể tự lực sản xuất phân phối nội địa thì việc trồng trọt nông sản sẽ dễ dàng hơn. Các nước phát triển như Hà Lan hay Nhật bản đều làm như vậy. Làm được như vậy chúng ta vừa ổn định nông nghiệp và an toàn cho nông dân, và có thể đàm phán với các nhà mua hàng giá cao hơn, có nhiều sự lựa chọn thay vì chỉ phụ thuộc vào 1 mình họ.

Việc này chúng ta cần 1 chính sách hỗ trợ tinh thần và vốn cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến từ chính phủ, đến cấp bộ và các thành phố đến các vùng nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp tạo 1 làn sóng tham gia sản xuất chế biến và phân phối. Dân trồng ra, có các nhà máy chế biến và hệ thống phân phối đến các thị trấn, thành phố cho người dân. Chỉ có như vậy chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về nông nghiệp và sản lượng chúng ta trồng ra. Hơn nữa phải làm thế nào để các doanh nghiệp hào hứng tham gia sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp - miếng bánh lớn và phân khúc lợi nhuận tốt trong chuỗi cung ứng như chúng ta hào hứng tham gia vào thị trường chứng khoán hay tài chính, thay vì hiện tại chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài hay các Cty đa quốc gia tham gia là chủ yếu!

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả đọc tại đây.

Cao Phong (TH)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.