Hãy để nông nghiệp là mặt trận hàng đầu

(NTD) – Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn là mục tiêu lớn của cả đất nước, nhưng hãy xác định nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu trong thời buổi hiện nay.

Chúng ta có gì sau gần 20 năm tiến hành công nghiệp hóa?

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan lịch sử mà một nước nào đó muốn đạt được trình độ phát triển đều phải trải qua. Một số nước châu Á đã thực hiện công nghiệp hóa thành công và trở thành những “con rồng” của châu Á. Những nước này đã xây dựng được một nền công nghiệp phát triển, là nền công nghiệp không chỉ có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao, một tỷ trọng công nghiệp lớn mà quan trọng hơn là có cơ cấu các ngành công nghiệp hợp lý, phù hợp với tiềm lực, yêu cầu và điều kiện của đất nước. Nền công nghiệp đó không những tăng trưởng cao, có khả năng tự lực mà phát triển hiệu quả và bền vững.  

Có một thực tế là sau gần 20 năm tiến hành công nghiệp hóa (tại hội VIII (1996) của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành “một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại.”), đến lúc này, muốn hay không, từ cấp chính quyền đến dư luận xã hội vẫn buộc phải thấy rằng nông nghiệp hiện vẫn là mặt trận hàng đầu.

Chính xác là 17 năm qua, nhiều lá cờ đầu của ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, chế biến đã lụi tàn. Thời của công nghiệp cơ khí Trần Hưng Đạo, cơ khí Hà Nội… đã trở thành hoài niệm.

Thêm nữa, việc tạo ra các “quả đấm thép” của nền kinh tế thông qua mô hình tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đến nay không những không hiệu quả, thậm chí còn không muốn nói là thất vọng và đang phải ráo riết thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại.

Báo cáo kiểm toán tại 271 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước công bố vào cuối tháng trước đã minh chứng điều này. Những “quả đấm thép” của nền kinh tế nhưCienco8, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Mipeco) hay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); một số Công ty thuộc Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon)... đứng trước nguy cơ không bảo toàn được vốn. Rồi còn Vinashin, Vinaline đang tồn tại trên một đống nợ nần…

Kinh tế công nghiệp èo uột, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động không hiệu quả, số đông thua lỗ, làm mất vốn của Nhà nước, nạn tham nhũng trầm trọng. Vậy sự an toàn của xã hội sẽ dựa vào đâu nếu không là nông nghiệp.

Nông nghiệp có nhiều lợi thế, tại sao không đầu tư?

Minh chứng là từ một nước nhiều năm triền miên thiếu lương thực, phải nhận viện trợ từ các nước bạn, Việt Nam vươn lên nằm trong tốp những nước xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới. Rồi đến tôm, cá tra, cà phê, điều… cũng tạo nên thương hiệu Việt Nam trên bản đồ quốc tế.

k-thu-t-tr-ng-n-m-rm-trong-nh-nh-hd120130439
Nông nghiệp sẽ có giá trị lớn nếu được đầu tư đúng đắn

70% dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp với hơn 10 triệu nông hộ nhỏ lẻ. Hàng năm, ngành này đóng góp vào 20% GDP toàn quốc. Đặc biệt, trong những đợt suy thoái kinh tế (kể từ 2008 đến nay), nông nghiệp thực sự trở thành bình phong trú ẩn cho nền kinh tế.

Không cần chờ đến lúc “hết gạo chạy rông” mới “nhất nông nhì sĩ”. Chất nông dân và tình yêu ruộng đồng từ ngàn xưa tới bây giờ vẫn không ngừng chảy trong huyết quản mỗi người con nước Việt, bất kể đó là dân nghèo, công chức, trí thức hay doanh nhân. Cũng từ xuất phát điểm sâu xa ấy mà mới đây hàng loạt đại gia các ngành khác lại quay về với nông nghiệp, thúc đẩy cuộc “cách mạng xanh” ở Việt Nam vào đà tăng tốc nhanh chưa từng có… Không ít chuyên gia nông nghiệp cả đời cống hiến miệt mài, thu nhập vẫn thấp hơn nông dân sản xuất giỏi. Không ít người vừa hứa hẹn đầu tư lập tức được lót đường, rải thảm chào đón với những cơ chế ưu đãi chưa từng có. Đã qua thời “nhất sĩ nhì nông”, hay kiểu liên kết thời thượng giữa “các nhà” đang rơi đúng thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”?

Và nhiều đại gia bắt đầu quay về với nghề nông

Việc đại gia gỗ và bất động sản Đoàn Nguyên Đức ào ạt đầu tư vào cả trăm nghìn héc-ta đất để trồng cao su, bắp lai, mía, dầu cọ với quy mô “liên quốc gia”, trải rộng từ nội địa sang Lào, Campuchia, Myanmar khiến công chúng sững sờ. Xưa nay Bầu Đức nổi tiếng mạnh mẽ táo bạo, miệng nói tay làm, hiếm khi quyết đoán sai.

Và quả nhiên, chẳng bao lâu sau đó, những con số lãi khủng từ mảng đầu tư vào nông nghiệp của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã cho thấy Bầu Đức đủ sức dẫn dắt cuộc chơi. Chỉ với đề nghị “tạm nhập tái xuất” 8 vạn tấn đường ông sản xuất tại Lào trong 2 năm 2014-2015, đã khiến Hiệp hội Mía đường Việt Nam rúng động!

Rồi chỉ sau 7 tháng nuôi bò, hợp tác với Vissan, trong buổi công bố ra mắt sản phẩm thịt bò tơ Australia chiều ngày 4/2/2015, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức lại hào hứng tuyên bố “Nuôi bò tốt sẽ gặt hái siêu lợi nhuận còn hơn cả bất động sản ở thời cực thịnh”! Siêu lãi cỡ nào, khó đoán! Điều dễ thấy là các bà nội trợ khoái mua thịt bò của Bầu Đức nuôi: ngon, sạch, lại rẻ hơn giá thị trường 8 nghìn đồng/ký.

Không rõ có phải là tác động dây chuyền mà chỉ vài ngày sau đó, trong cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm Ất Mùi, tỷ phú đôla số 1 Việt Nam Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup tiết lộ ông cũng sẽ… làm nông, bằng cách ứng dụng công nghệ của Isarel để sản xuất rau quả sạch giá rẻ cho người Việt, bắt đầu từ đất Quảng Ninh.

Rồi tới lượt ông Trần Đình Long đại gia giàu nhất ngành Thép, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hưng Yên, công suất 300.000 tấn/năm. Đại gia thép này dự kiến cho ra thị trường lô hàng đầu tiên giữa năm 2015, giải quyết một phần nghịch lý mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu tới hơn 3 tỷ USD thức ăn chăn nuôi, ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI độc chiếm thị trường.

Với uy tín của 3 tỷ phú hàng đầu này, cái cách họ đặt chân vào nông nghiệp đã tạo nhiều niềm tin tích cực, hơn là lo lắng! Theo chân họ, hàng chục đại gia trước đây chuyên đầu tư vào các ngành xây dựng, giao thông, chế biến xuất khẩu gỗ cũng tích cực liên hệ với chính quyền các tỉnh có diện tích rừng nghèo và đất lâm nghiệp lớn để xin đất, thuê đất làm các dự án lớn về trồng trọt, chăn nuôi.

Thông tin mới nhất về kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong

Bình luận

Nổi bật

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 23:06

(CL&CS) - UBND P.8, (Q.8, TP.HCM) đề nghị chủ đầu tư của dự án Diamond Lotus Riverside tháo dỡ công trình nhà mẫu tại địa chỉ 49C Lê Quang Kim. Thời gian dự kiến vào tháng 6/2024.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:38

(CL&CS) - Chủ đầu tư đến từ Malaysia Gamuda Land vừa công bố dự án căn hộ cao cấp Eaton Park (Thủ Đức, TP.HCM) có tổng diện tích dự án khoảng 3,77ha cung cấp cho thị trường 2.052 sản phẩm. Dự án đã khởi công phần ngầm giai đoạn 1 vào ngày 26/3/2024.