Dữ liệu cũ
Thứ năm, 31/05/2018, 18:49 PM

Hàn Quốc phá hủy 7 tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép

(NTD) - Ngày 29/5, Cục Quản lý Thủy sản biển Tây thuộc cơ quan thực thi hàng hải Hàn Quốc thông báo họ đã phá hủy 7 tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép tại vùng biển nước này. Đông đảo phóng viên các hãng truyền thông Hàn Quốc và thế giới dẫn lời Cục Quản lý xác nhận 7 tàu cá Trung Quốc bị phá hủy vì chủ sở hữu không chịu nộp tiền phạt.

Đây là trường hợp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển Hàn Quốc bị phá hủy đầu tiên kể từ tháng 1/2018. Vào năm 2015, Hàn Quốc cùng Trung Quốc đồng ý thỏa thuận về việc bắt giữ và phá hủy tàu cá có hành vi vi phạm nghiêm trọng nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không được kiểm soát – đa số xuất phát từ ngư dân Trung Quốc.

Người đứng đầu Cục Quản lý Thủy sản biển Tây Kim Ok-sik nói với phóng viên: "Các biện pháp chắc chắn sẽ phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Hàn Quốc vốn đã xảy ra hơn một thập niên nay".

Ông Kim Ok-sik cũng tiết lộ rằng, tổng cộng 31 tàu, thuyền của Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển Hàn Quốc đã bị bắt trong năm 2017. Lần gần đây nhất vào hôm 4/1/2018, theo Yonhap, hơn 50 tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Jeollanam-do nằm cách đảo Gageo-do gần 60 km, khi cảnh sát biển Hàn Quốc đến trấn áp nhóm tàu cá này, họ đã bị tấn công.

KoreaChina
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển Hàn Quốc bị phá hủy. (Ảnh: Yonhap)

Sau khi đã nổ súng cảnh cáo nhưng không hiệu quả, cảnh sát biển Hàn Quốc buộc phải nổ súng quanh tàu Trung Quốc để xua đuổi, sau đó tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực biển mà họ xâm nhập bất hợp pháp. Một tàu Trung Quốc phản ứng bằng cách đâm vào tàu cảnh sát biển Hàn Quốc. Cuộc giằng co qua lại kéo dài 6 giờ, không có thương vong, phía Hàn Quốc đã bắt giữ 2 tàu Trung Quốc cùng với 20 thành viên thủy thủ đoàn.

Hồi năm 2011, một cảnh sát biển Hàn Quốc đã bị một ngư dân Trung Quốc giết chết khi tham gia trấn áp hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp. Tháng 10/2016, một tàu Trung Quốc đâm một tàu tuần tra của cảnh sát biển Hàn Quốc. Tháng 12/2017, cảnh sát biển Hàn Quốc cũng đã chạm trán và bắn cảnh cáo vào hơn 40 tàu Trung Quốc ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hàn Quốc tại vùng biển phía Tây nước này…

Sau các sự cố nhạy cảm này, chính phủ Seoul đề ra các quy định mới về sử dụng vũ khí trong trường hợp xảy ra đụng độ dành cho lực lượng cảnh sát biển. Theo các nhà phân tích, tuy thỏa thuận hai nước đã ký, nhưng phía ngư dân Trung Quốc vẫn vi phạm, vào đánh bắt cá tại vùng biển thuộc lãnh hải Hàn Quốc.

                                                                                                                                                                                                                                               Kim Thoa

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.