Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 05/10/2014, 08:00 AM

Hà Nội – 60 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển

Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) – sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Việc tổ chức các sự kiện được Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô thống nhất chỉ đạo:trang trọng, thiết thực, an toàn, tiết kiệm; làm nổi bật được những giá trị truyền thống nghìn năm văn hiến của Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình.

Nhìn lại 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, theo đánh giá của Thành ủy, UBND Tp. Hà Nội, Thủ đô Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất to lớn và đáng tự hào, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung của cả nước. Hà Nội hôm nay với diện tích trên 3.344 km2, dân số trên 7,2 triệu người và bức tranh kinh tế – xã hội ngày càng mở rộng và phát triển toàn diện cả bề rộng và chiều sâu, gắn kết hài hòa. Các nguồn lực của thành phố ngày càng được khai thác và phối hợp hiệu quả. Quá trình tái cấu trúc kinh tế đang được thúc đẩy, sức cạnh tranh của sản phẩm ngày càng cao. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng phát triển đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, cơ chế quản lý có tiến bộ. Doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới sắp xếp lại; đã cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa theo kế hoạch đã được duyệt. Nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển được ban hành, thực hiện đồng bộ trong các lĩnh vực: đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường  nội địa và xuất khẩu. Tất cả những yếu tố tổng hợp này đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh chung của kinh tế Thủ đô, từng bước đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Với vị thế là trái tim của cả nước, đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, nhân dân và lãnh đạo Tp. Hà Nội xác định phấn đấu đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện, bền vững; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đạm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phấn đấu để Hà Nội là địa phương đi đầu, về đích sớm hơn 1-2 năm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để đạt được những mục tiêu trên, trong thời gian tới Tp. Hà Nội xác định hai khâu đột phá: – Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. – Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Tp. Hà Nội đến năm 2020, định  hướng đến năm 2030 có những mục tiêu chính:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 – 2015 đạt 12 – 13%/năm, thời kỳ 2016 – 2020 đạt khoảng 11 – 12%/năm và khoảng 9,5 – 10%/năm thời kỳ 2021 – 2030. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 – 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 – 7.500 USD và phấn đấu tăng lên16.000 – 17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá trị thực tế).

Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 – 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 – 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Cùng với đó, Tp.Hà Nội tổ chức các giải pháp nhằm nâng tỷ lệ lao động qua  đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70 – 75%  vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm khu vực.

Trong lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các dịch vụ: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính – viễn thông, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục – đào tạo, tư vấn vận tải công cộng. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính – ngân hàng và là một trong những trung tâm du lịch lớn của khu vực phía Bắc.

Trong giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục triển khai 9 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 KCN.

Tiếp tục triển  khai phát triển các làng nghề truyền thống theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao; kết hợp giữa phát triển các làng nghề với phát triển du lịch…

Tập trung giải quyết lao động, việc làm, phấn đầu trung bình mỗi năm tạo việc làm mới cho 135 – 140 nghìn người (2011 – 2015); 155 – 160 nghìn người (2016 – 2020).

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như: đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm; xây dựng các quốc lộ, cao tốc hướng tâm, vành đai giao thông… gắn với từng bước phát triển không gian đô thị Hà Nội theo mô hình chùm đô thị.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 – 2015 từ 1.400 – 1.500 nghìn tỷ đồng theo giá  thực tế (tương đương khoảng 69 – 70 tỷ USD) thời kỳ 2016 – 2020.

Quang Vang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.