FMCG hút các “ông lớn” ngoài ngành

(NTD) - Từ năm 2014 đến nay, thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Việt Nam dần trở nên sôi động khi lần lượt các ông lớn trong và ngoài ngành đều muốn giành cho mình một góc trong “miếng bánh” màu mỡ này.

Miếng bánh ngon

Theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường Global Insights và Bain Analysis, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia là 5%; Philippines, Thái Lan và Singapore cùng là 4%.

Với dân số đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á và gần 70% dân số trẻ, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất đầy màu mỡ cho các doanh nghiệp FMCG.

Theo Nielsen, nhờ cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới với 56% dân số dưới 30 tuổi, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.

Nhìn lại năm 2016, xu hướng bán lẻ thông qua các kênh hiện đại đã mạnh mẽ hơn và dần thay thế hình thức tạp hóa truyền thống vốn tồn lại lâu đời ở Việt Nam. Được biết, năm 2011 quy mô ngành tạp hóa truyền thống ở Việt Nam đạt 11 tỷ USD toàn thị trường nhưng đến năm 2016 quy mô này đã giảm xuống còn 10,7 tỷ USD. Tuy nhiên, mô hình tạp hóa hiện đại đến năm 2016 đã tăng mạnh khoảng 12% so với năm 2011.

59
FPT Retail hợp tác với Vinamilk triển khai chuỗi cửa hàng kinh doanh sữa.

Ai cũng muốn chiếm lĩnh thị trường...

Nhận thấy được những tiềm năng lớn từ ngành FMCG, năm 2016, các “ông lớn” trong nước đã nhanh tay giành cho mình một góc của “miếng bánh” thị phần màu mỡ này.

Chẳng hạn, sự kiện CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG) bất ngờ chuyển hướng đầu tư dưới mô hình siêu thị mini thông qua việc thử nghiệm hơn 20 cửa hàng Bách hóa Xanh tại khu vực Q.Bình Tân, TP.HCM. Sau 1 năm thử nghiệm chuỗi cửa hàng này đã thu về kết quả đáng mong đợi với doanh thu đạt 1 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, tương đương 33 triệu đồng/cửa hàng/ngày.

Chia sẻ về sự lựa chọn kênh đầu tư này, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT của Thế Giới Di Động, cho biết vì công ty nhận thấy doanh thu của thị trường này rất lớn, tới 60 tỷ USD/năm, gấp 10 lần so với thị trường của Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh cộng lại. Mặt khác, hình thức minimart rất phù hợp với những quốc gia có mật độ dân số đông và tốc độ đô thị hóa cao như Việt Nam và Indonesia.

Không riêng gì Thế Giới Di Động, “người hàng xóm” CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) cũng góp vui khi quyết định hợp tác cùng CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) triển khai chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh sữa Vinamilk trên toàn quốc.

Đại diện của FPT Retail tự tin, sau giai đoạn thử nghiệm 2 cửa hàng đầu tiên, FPT Retail và Vinamilk sẽ hoàn thiện mô hình và nhanh chóng mở rộng trên toàn quốc.

Với thương hiệu Vinmart và Vinmart+, Tập đoàn Vingroup đã thành công với việc mua lại 100% vốn cổ phần tại CTCP Bán lẻ và Quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail) vào giữa năm 2014, sau đó đổi tên thành CTCP Siêu thị Vinmart, chính thức bước vào ngành hàng tiêu dùng. Sau hơn 2 năm phát triển, đến nay chuỗi siêu thị - cửa hàng này của Vingroup đã đạt con số khoảng 1.000 trên khắp cả nước. Dự kiến sẽ đạt 1.500 siêu thị - cửa hàng trong năm 2017.

Không chỉ các doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả các doanh nghiệp nước ngoài cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội tại thị trường này. Mới đây, thị trường xôn xao trước thông tin 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện ích nổi tiếng của Nhật Bản, sẽ có mặt tại Việt Nam vào năm 2017 với 100 cửa hàng đầu tiên trong 3 năm và 1.000 cửa hàng trong 10 năm.

Trước đó, 2 chuỗi siêu thị mini là Family Mart và Ministop, hai thương hiệu của Nhật Bản, cũng đã vào Việt Nam trong giai đoạn 2010-2011.

57
Chuỗi cửa hàng Bách hóa Xanh của MWG sẽ được triển khai vào năm 2017.

Cổ phiếu ngành hàng FMCG rủ nhau lên sàn

Năm 2016, thị trường chứng khoán cũng ghi nhận nhiều cổ phiếu thuộc ngành hàng FMCG lên sàn. Các cổ phiếu ngành hàng này được đánh giá là khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Đối với các cổ phiếu đã có mặt trên sàn như VNM, MWG, MSN của Tập đoàn Masan, BBC của CTCP Bibica luôn được các đối tác ngoại săn đón để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các doanh nghiệp này. Sức hấp dẫn lớn là dễ hiểu, bởi hàng năm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này đều đạt hàng chục ngàn tỷ đồng. Chưa kể giá cổ phiếu cũng tăng không ngừng nghỉ trên sàn.

Đối với các doanh nghiệp mới lên sàn như SAB của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, HBN của Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, QSN của CTCP Đường Quảng Ngãi đã làm dậy sóng thị trường chứng khoán ngay trong phiên đầu tiên.

Theo nhận định của các chuyên gia chứng khoán, dự kiến trong năm 2017 nhóm cổ phiếu mới lên sàn như SAB, HBN là cơ hội tốt đến các nhà đầu tư quan tâm.

58
Hệ thống siêu thị - cửa hàng Vinmart+ của VinGroup dự kiến đạt con số 1.500 năm 2017.

Tin & ảnh: Ánh Hoa

 

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.