Thứ ba, 04/12/2018, 09:58 AM

Du lịch di sản văn hóa TP.HCM chưa phát huy hết tiềm năng

(NTD) - Theo thống kê của Trung tâm bảo tồn di tích TP.HCM, hiện có 172 di tích ở TP.HCM được xếp hạng nhưng chỉ có khoảng 40 di tích thật sự thu hút được du khách trong nước và quốc tế (chiếm 23%). Rõ ràng, du lịch di sản văn hóa tại TP.HCM hiện nay vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình.

Du lịch di sản văn hóa TP.HCM vẫn còn nhiều bất cập

TP.HCM (Sài Gòn) là thành phố trẻ so với Thủ đô Hà Nội hay Cố đô Huế, nhưng nơi đây vẫn sở hữu rất nhiều di sản văn hóa vật thể: Địa đạo Củ Chi, di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ, Hội trường Thống Nhất, trụ sở UBND thành phố, Bưu điện thành phố… và di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Ðường hoa, Lễ hội Áo dài, Lễ hội Nghinh Ông, nghệ thuật đờn ca tài tử, cải lương, hát bội…

Mặc dù vậy, tài nguyên du lịch văn hóa của thành phố vẫn chưa được khai thác và phát huy xứng tầm. Các di tích lịch sử ở TP.HCM nhiều về số lượng nhưng chưa đủ sức hấp dẫn du khách bởi dịch vụ du lịch còn đơn điệu, một số điểm di tích bị hạn chế về thời gian mở cửa phục vụ du khách, hoặc du khách chỉ tham quan trong giờ hành chính… Nhiều di sản kiến trúc nghệ thuật bị thay đổi chủ làm biến dạng rồi mất luôn kiến trúc truyền thống mà trường hợp Dinh Thượng thơ là một ví dụ điển hình.

PGS.TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa nhận xét: Tốc độ đô thị hóa ở TP.HCM nhanh hơn ở Hà Nội nên ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn các di tích lịch sử của thành phố. Chia sẻ với phóng viên Báo Người Tiêu Dùng, PGS.TS Đặng Văn Bài nhận định: “Hệ thống sông ngòi, kênh rạch là yếu tố thiên nhiên có chức năng tạo cảnh quan, sinh thái nhân văn và xác định ý tưởng quy hoạch của Sài Gòn xưa. Chúng ta sẽ có thái độ ứng xử thế nào với những đại lộ lớn nổi tiếng trong lịch sử của thành phố như Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng… Việc xây dựng quá nhiều cao ốc dọc hai bên các đại lộ này khiến bóng dáng Sài Gòn xưa không còn nữa. Chúng ta sẽ có một đô thị hiện đại theo kiểu phương Tây, nhưng ký ức đô thị xưa phai mờ dần”.

Các di tích lịch sử ở TP.HCM chưa hấp dẫn được khách du lịch, lại dần bị mai một trước tốc độ đô thị hóa là các nguyên nhân chính khiến ngành du lịch di sản văn hóa của thành phố ỳ ạch trong thời gian qua.

0
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch di sản văn hóa trên địa bàn TP.HCM”.

Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ chia sẻ trong buổi Hội thảo khoa học Phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn TP.HCM hôm 22/11 rằng ông vừa có chuyến công tác tại Thái Lan và câu chuyện học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đối với TP.HCM là rất quan trọng. Theo ông Vũ, ở Thái Lan, ngoài những chính sách ưu đãi về xuất nhập cảnh, thuế, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch... loại hình du lịch văn hóa được coi trọng và quan tâm đặc biệt. Đến với du lịch văn hóa ở Thái Lan, du khách sẽ được tham quan các đền chùa (đặc biệt là các chùa Phật giáo), bảo tàng, các di tích lịch sử… Du khách không chỉ được tận mắt chứng kiến sự độc đáo của văn hóa Thái Lan mà còn được tự mình thưởng thức và trải nghiệm nền văn hóa đó.

Trung Quốc, một quốc gia láng giềng với Việt Nam, có nền văn minh lâu đời, kéo theo hệ thống di sản văn hóa rất phong phú. Để đưa những di sản văn hóa trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách, chính quyền Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn văn hóa vật thể, phi vật thể với triết lý: “Bảo vệ là chính, cấp cứu trên hết, sử dụng hợp lý, tăng cường quản lý, kế thừa phát triển”. Nhờ những thành công trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, hiện nay Trung Quốc được coi là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trên thế giới, tạo động lực thúc đẩy ngành du lịch của quốc gia này phát triển.

Ở châu Âu, Italia là đất nước có nhiều di sản văn hóa nhất như: Tháp nghiêng Pisa, đấu trường La Mã, quảng trường Thánh Peter, Venice - thành phố của những kênh rạch và lâu đài, đài phun nước Trevi, giáo đường Duomo… Để trùng tu những di sản văn hóa đó, chính phủ Italia đã kêu gọi các doanh nghiệp cùng hợp tác. Tài chính dồi dào, sử dụng công nghệ hiện đại (công nghệ 3D, phần mềm ReCap 360, máy bay không người lái…) là những điểm mạnh trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa ở đất nước xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải này.

TP.HCM có thể học hỏi những kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để phát triển du lịch di sản văn hóa: Muốn vậy thành phố nên giải quyết những vấn đề thượng tầng như sự phối hợp giữa chính quyền với các nhà đầu tư, cộng đồng trong việc bảo tồn, quảng bá, xúc tiến, giới thiệu tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài nước. Mặt khác, hoàn thiện hệ thống chính sách về bảo tồn di sản văn hóa, tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hóa; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn di sản văn hóa với các tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới.

Khi các ngành và cộng đồng ở TP.HCM cùng chung tay góp sức thì ngành du lịch nói chung, du lịch di sản văn hóa nói riêng ở thành phố mới thực sự phát triển.

1
Di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác - Cần Giờ (TP.HCM).

Thế Anh

_NTD_So 491-492 _In_Page_34
 

 

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.