Doanh nhân Việt rúng động trước cơn bão “hồ sơ Panama”

(NTD) - Có tên trong danh sách “Hồ sơ Panama”, các đại gia Việt đã lập tức lên tiếng khẳng định điều đó là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, dường như cơn bão mang tên thiên đường trốn thuế Panama chỉ mới bắt đầu đổ bộ vào đất Việt. Ai đúng, ai sai còn phải chờ đợi sự xác minh từ các cơ quan chức năng.

 ông-Nguyễn-Cảnh-Sơn-em-trai-bà-ThảoÔng Nguyễn Cảnh Sơn (em trai bà Nguyễn Thị Phương Thảo) - Phó Tổng Giám đốc Sovico phụ trách văn phòng phía Bắc và lĩnh vực Bất động sản.

 Hồ sơ Panama là gì?

Panama là một quốc gia tại Trung Mỹ, sở hữu kênh đào nổi tiếng cùng tên nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Panama có ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và dân số khoảng 3 triệu người. Quốc gia này đang nổi lên như là một thiên đường trốn thuế lớn của thế giới khi được nhiều nguyên thủ quốc gia và người nổi tiếng chọn làm nơi gửi gắm tài sản.

Các công ty nước ngoài thành lập ở đây nhưng có hoạt động kinh doanh ở nước khác sẽ được miễn mọi loại thuế doanh nghiệp. Hơn nữa, thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp cũng vô cùng nhanh chóng và thuận tiện.

Bên cạnh đó, tính bảo mật cao cũng là một điểm hấp dẫn nữa của Panama. Tên của các cổ đông của công ty nước ngoài thành lập ở đây sẽ không phải công khai. Các ngân hàng Panama bị cấm chia sẻ thông tin về tài khoản nước ngoài hoặc chủ tài khoản. Panama cũng không ký kết các hiệp định thuế và trao đổi thông tin với các nước khác, giúp củng cố tính bảo mật của khách hàng gửi tiền hoặc thành lập công ty ở đây.

Các công ty luật của Panama hiện nay được xem là “dầu bôi trơn” cho cỗ máy trốn thuế của quốc gia này. Được sự chống lưng của chính phủ, các công ty luật của Panama cung cấp dịch vụ thành lập công ty cho nhà đầu tư nước ngoài với thủ tục nhanh gọn và điều kiện hết sức ưu đãi. Nếu thành lập công ty ở đây, các công ty luật sẽ bảo đảm Chính phủ Panama không ký kết các hiệp định trao đổi thông tin với quốc gia xuất xứ của khách hàng.

Mới đây, công ty luật lớn nhất của Panama, Mossack Fonseca đang trở thành tâm điểm của truyền thông thế giới khi vụ rò rỉ tài liệu trốn thuế lớn nhất trong lịch sử từ công ty này được phơi bày.

Ngoài Panama thì quần đảo British Virgin thuộc Anh, Bahamas cũng được mệnh danh là “thiên đường thuế”. Việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng, đồng thời mức thuế cũng rất ưu đãi...

Danh sách này tiết lộ cách mà những người giàu có và quyền lực khai thác các thiên đường thuế ở nước ngoài như thế nào. Danh sách vẽ nên một bức tranh khái quát về nạn tham nhũng trên toàn cầu, trong đó các ngân hàng lớn đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nên các công ty vỏ bọc.

panama

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tại sao Hồ sơ Panama lại gây chấn động Việt Nam?

Sáng sớm ngày 10/5 theo giờ Việt Nam, Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã đăng tải dữ liệu chi tiết về hơn 200.000 công ty vỏ bọc nước ngoài liên quan đến bê bối “Hồ sơ Panama” gây chấn động thế giới cách đây không lâu.

Theo dữ liệu “Hồ sơ Panama” vừa được công bố, liên quan đến Việt Nam có 19 công ty vỏ bọc được thành lập tại nước ngoài. Những công ty này chủ yếu được đặt tại quần đảo British Virgin thuộc Anh. Ngoài ra, danh sách cũng công bố 185 địa chỉ tại Việt Nam. Đặc biệt, hồ sơ cũng đề cập đến 189 cá nhân có liên quan tới Việt Nam theo những cách khác nhau, và liên quan đến các công ty offshore.

Ngoài ra, tài liệu cũng công khai tên 23 cá nhân và tổ chức trung gian, 185 địa chỉ tại Việt Nam, phần lớn phân bố ở Hà Nội và TP.HCM.

bà-Phương-ThảoBà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT HDBank, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vietjet Air xuất hiện cùng chồng và em trai trong hồ sơ Panama.

Cần làm rõ các cá nhân, tổ chức Việt Nam có trốn thuế hay không

Theo TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan tư pháp, thậm chí cả các ngân hàng cũng phải vào cuộc, đối chiếu luật pháp trong nước, quốc tế để làm rõ vụ việc. Cơ quan chức năng cũng cần triệu tập những người có liên quan để xác minh thông tin. Vì liên quan đến các khoản thanh toán quốc tế, tài sản nhà nước... nên mọi thông tin phải được điều tra làm rõ.

Nguyên Thống đốc cũng khẳng định việc có tên trong “Hồ sơ Panama” không có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức nào đó đã vi phạm pháp luật hoặc có hành vi sai trái. Tuy nhiên, đây có thể coi là một kênh thông tin để các bên liên quan tìm hiểu làm rõ.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, cho biết: “Ban Nội chính Trung ương xem đây là một nguồn tin quan trọng và đang theo dõi vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có chỉ đạo và hoạt động nào của Ban Nội chính Trung ương liên quan đến việc này và mới dừng ở việc bám sát tình hình”.

Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt cho rằng thông tin trên mạng về Hồ sơ Panama cần phải được xác thực và cần sự chỉ đạo từ Trung ương, phối hợp với quốc tế thì mới có thể vào cuộc làm rõ.

Đơn vị cung cấp danh sách “Tài liệu Panama” cũng khẳng định không phải cứ có tên trong danh sách này là đều có hành vi vi phạm pháp luật.

Còn quá sớm để kết luận có điều gì bất thường hay không từ những thông tin cá nhân, tổ chức hay công ty trung gian liên quan đến Việt Nam vừa được hé lộ. Tuy nhiên, bất cứ ai tiếp xúc tài liệu Panama, một “thiên đường thuế” của thế giới, thì không thể không suy nghĩ về những cái tên Việt xuất hiện trong đó.

“Tài liệu Panama” cũng buộc ta phải suy nghĩ lại về việc quản lý thuế khóa ở Việt Nam. Hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện mới chỉ nắm người có tóc, chủ yếu đánh thuế trên bảng lương của người lao động, trong khi thuế đánh trên vốn lại rất thấp. Rất nhiều khoản thu nhập của người giàu không phải đến từ tiền lương.

bà-Đàm-Bích-ThủyBà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc Điều hành Ngân hàng ANZ.

ông-Nguyễn-Duy-HưngÔng Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SSI.

IMG_0891Khách sạn Sheraton Saigon Towers cũng xuất hiện trong nghi án liên quan hồ sơ Panama

Những đại gia dính “Hồ sơ panama” nói gì?

Ngày 10/5, một số cá nhân tại Việt Nam có tên trong “Hồ sơ Panama” đã chủ động thông tin đến báo chí giải thích lý do vì sao mình có tên trong tài liệu về các hoạt động bất hợp pháp tại một trong những “thiên đường” trốn thuế của thế giới.

- Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc điều hành Ngân hàng ANZ cho biết:

Sở dĩ bà có tên trong “Hồ sơ Panama” vì là CEO của ANZ và cũng là lãnh đạo của ANZ/V-Trac International Leasing Company, một công ty tài chính trực thuộc ANZ. Theo bà Thủy, việc sử dụng công ty nước ngoài không phải là hành vi phạm tội.

- Lãnh đạo Sovico Holdings phản hồi:

Nguyên nhân bà có tên trong danh sách là năm 2005, Sovico Corporation PTE Ltd. thắng thầu mua lại phần vốn góp từ các công ty thuộc Tập đoàn Lai Sun (Hồng Kông), thay thế các công ty thuộc Tập đoàn Lai Sun là Furama và Best City Finance, chiếm 75% vốn tại Công ty Liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (Furama Resort).

Đây là các thủ tục thông qua đấu thầu quốc tế, kế thừa pháp nhân ở nước ngoài, công khai, minh bạch và phù hợp với luật pháp nước sở tại.

Đại diện Sovico cho biết các lãnh đạo của Sovico như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Nguyễn Thanh Hùng, ông Nguyễn Cảnh Sơn có tên trong danh sách bởi Sovico đã mua lại Furama Resort. Điều này là hoàn toàn bình thường.

- Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI):

Ông Hưng khẳng định ông không liên quan đến việc “rửa” tiền hay trốn thuế. SSI và Công ty TNHH Nguyễn Duy Hưng là 2 thành viên góp vốn của Quỹ Đầu tư thành viên SSI do Công ty TNHH quản lý Quỹ SSI (SSIAM) quản lý. SSIAM và Quỹ đầu tư thành viên SSI được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài (số 249/BKH-ĐTRNN-DDC1 ngày 31/8/2010) để thực hiện các hoạt động đầu tư và đã tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và luật pháp của nước nơi SSIAM thực hiện các hoạt động đầu tư.

1. Hồ sơ Panama là gì?

Lượng tài liệu mật khổng lồ tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực giấu tài sản của họ.

2. Số tài liệu đó lớn đến mức nào?

Hơn 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu.

3. Hồ sơ Panama đến từ đâu?

Cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty luật Mossack Fonseca của Panama, nhà cung cấp dịch vụ tài sản ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Mossack Fonseca hoạt động hợp pháp nhưng luôn bị cho là chuyên cung cấp ngầm các dịch vụ rửa tiền, trốn thuế.

4. Ai tiết lộ?

Liên đoàn Phóng viên Điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ và tuyên bố tài liệu này đã được hơn 370 phóng viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau thẩm định.

5. Tại sao lại ở Panama?

Khách hàng cần một nơi như Panama (thường được gọi là “thiên đường thuế”) với rất nhiều ngân hàng bí mật cùng mức thuế thấp hoặc không tồn tại trên giấy tờ giao dịch. Nơi đây dễ dàng thực hiện việc rửa các khoản tiền phi pháp từ tham nhũng, trốn thuế, buôn bán ma túy..... Panama nổi tiếng về tài khoản nước ngoài.

6. Có gì trong hồ sơ Panama?

Hơn 11 triệu tài liệu ghi lại quá trình hoạt động gần 40 năm (1977 đến tháng 12/2015) của công ty luật Mossack Fonseca.

7. Có gì trong các tài liệu?

Thông tin các giao dịch chuyển tiền mặt, ngày thành lập các công ty, liên kết giữa các công ty và cá nhân. Cách thức giúp khách hàng rửa tiền, tránh các biện pháp trừng phạt và trốn thuế.

8. Sử dụng tài khoản ở nước ngoài đã là phi pháp?

Không, hoàn toàn hợp pháp. Nhiều người thường để tài sản ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi các băng nhóm tội phạm, các quy định về thắt chặt tiền tệ, cho việc thừa kế hoặc chuẩn bị thừa kế...

Mossack Fonseca nói đã hoạt động trong 40 năm và chưa bao giờ bị cáo buộc có hành vi phạm tội.

P.K

Mai Trinh - Tấn Lợi

Bình luận

Nổi bật

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

Giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh nhà khoa học có nghiên cứu xuất sắc

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 13:37

(CL&CS)- Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc.

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

Saigon Co.op - nhà bán lẻ thuần việt lâu đời nhất Việt Nam

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:09

(CL&CS) - Trong 34 năm, Saigon Co.op không ngừng phát triển và đổi mới liên tục thay đổi theo xu thế như phát triển đa dạng các mô hình bán lẻ, thực hiện chuyển đổi số, tái cơ cấu nguồn nhân lực, quản trị, tinh gọn các khâu, mang đến chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng…

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

VINAMILK & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm thứ 17: Thêm nhiều bữa ăn có sữa cho trẻ em

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 13:40

(CL&CS) - Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.