Dữ liệu cũ
Thứ tư, 23/09/2015, 16:00 PM

Đồ chơi Trung thu truyền thống đang được ưa chuộng trở lại

(NTD) – Dạo quanh khu phố cổ sầm uất, trên những con phố nổi tiếng với thị trường đồ chơi như Hàng Lược, Hàng Mã, Lương Văn Can… Mới thấy sự “khởi sắc” của những món đồ chơi Trung thu truyền thống. Chúng dường như chưa bao giờ bị “lỗi mốt”!

20140830-cach-lua-chon-do-choi-trung-thu-an-toan-c
Đồ chơi Trung thu truyền thống đang được ưa chuộng trở lại và dường như chưa bao giờ trở nên “lỗi mốt”

Ngày Tết trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm còn được gọi là Tết Đoàn viên. Tại Việt Nam, đây đã trở thành một ngày tết dành riêng cho trẻ em với những đêm hội truyền thống đầy ý nghĩa. Vào những ngày này, các em nhỏ thường được người lớn tặng những món đồ chơi truyền thống như: Đèn ông sao, đèn lồng hay bánh trung thu, mâm ngũ quả… Đôi khi, trong cuộc sống hiện đại, những món đồ chơi truyền thống mang tính giáo dục cao ấy đã từng bị mai một khi thay vào đó là những món đồ chơi hiện đại, đắt tiền. Nhưng,  thời gian gần đây, những món đồ chơi truyền thống đang được ưa chuộng trở lại và dường như chưa bao giờ trở nên “lỗi mốt”. Thậm chí, không chỉ riêng những em nhỏ, những bậc phụ huynh, người lớn tuổi cũng tỏ ra vô cùng háo hức khi mỗi dịp trung thu đến được dạo quanh những khu phố bán đồ chơi để mua đèn lồng, đèn ông sao hay rất nhiều những món đồ chơi rất đặc trưng khác.

Dạo quanh khu phố cổ Hà Nội, mặc dù đang là những ngày giữa tuần nhưng không khí Tết trung thu đã xuất hiện trên khắp các góc phố. Tết trung thu lung linh màu sắc với hàng nghìn chiếc đèn lồng, đèn ông sao, và hàng trăm những món đồ chơi đầy đủ sắc màu. Tết trung thu đầy háo hức, hân hoan hiện rõ mồn một trên những gương mặt người lớn, trẻ em khi lỉnh kỉnh túi to, túi nhỏ chở những món quà vừa chọn được. Và lác đác đâu đó là những ánh mắt ấm áp đầy hoài niệm của những người lớn tuổi khi dạo quanh khu phố sầm uất, với những món đồ chơi vốn từng quen thuộc với tuổi thơ. Điều đặc biệt hơn cả, có lẽ là sự thu hút của các gian hàng đồ chơi truyền thống đối với khá đông những vị khách nước ngoài. Nhiều du khách thậm chí đã bị cuốn hút bởi những sắc màu dân gian ấy mà cố nán lại, tìm chọn cho mình những món đồ chơi là đồ thủ công truyền thống để mua làm vật kỷ niệm. Họ giống như những vị khách lạ, đang hòa mình vào dòng chảy truyền thống của nét văn hóa cổ truyền Việt Nam, để ngưỡng vọng và tôn vinh và cũng để nhắc nhở chúng ta vì thế mà biết nhìn lại, trân trọng những giá trị truyền thống bao đời nay.

Không giấu nổi sự xúc động khi được hỏi về Tết Trung thu và những món đồ chơi dân gian, Bác Nguyễn Văn B (75 tuổi – PV),  một khách thăm quan trên khu phố cổ cho biết: “ Thời xưa, mỗi dịp Tết Trung thu đến, lũ trẻ chúng tôi luôn vô cùng háo hức. Ngoài các trò vui như rước đèn ông sao, đèn kéo quân, ca hát, múa rối, bày cỗ trông trăng… Những hoạt động chuẩn bị trước đó cũng khiến những đứa trẻ trong xóm trở nên đoàn kết hơn. Chúng tôi thường chia thành từng nhóm, tự tay chuẩn bị nguyên liệu và quây quần bên nhau tự làm những món đồ chơi mình yêu thích. Thời nay, mặc dù ít có những gia đình tự làm đồ chơi cho con em mình vào mỗi dịp trung thu. Nhưng, với cuộc sống hiện đại, được tận mắt nhìn những món đồ chơi truyền thống vẫn còn được duy trì, thậm chí còn đặc sắc và độc đáo hơn như thế này. Điều này, không những giúp các cháu nhỏ thực sự hứng thú khi có được những món đồ chơi Trung thu an toàn, ý nghĩa mà nó còn giúp những người “cổ” chúng tôi cảm thấy rất vui và xúc động. Hy vọng, những món đồ chơi dân gian này sẽ còn được gìn giữ, sáng tạo để hấp dẫn hơn để truyền tại được thông điệp về văn hóa, giáo dục vào những dịp như thế này.”

“Thực tế, vẫn có nhiều khách hàng, đặc biệt là các em nhỏ thích các đồ chơi Trung Quốc, vì nó nhiều màu sắc, đa dạng và có giá thành thấp. Nhưng các vị phụ huynh thì dường như không yên tâm khi lựa chọn những món đồ này vì họ ngày càng e ngại về nguy cơ độc hại ẩn chứa trong các món đồ chơi Trung Quốc giá rẻ. Chính vì thế, thời gian gần đây, mặt hàng đồ chơi thủ công truyền thống đang rất được ưa chuộng. Đặc biệt là khi những món đồ chơi này có sự thay đổi khá nhiều về mẫu mã, hình ảnh nhân văn, đáp ứng được nhu cầu của người mua. Mặt hàng đồ chơi Trung thu năm nay, các loại đèn như đèn ông sao, đèn cù (hay còn gọi là đèn ông sư – PV), hoặc đèn lồng được bán rất chạy.” – Chị Hoàng Thị M – chủ một cửa hàng trên Phố hàng Mã cho biết.

Tết Trung thu, từ lâu đã trở thành một phong tục vô cùng ý nghĩa đối với người Việt. Bên cạnh ý nghĩa tinh thần lớn lao của sự chăm sóc, xum vầy, của tình thân hữu và của những yêu thương. Chúng ta, cũng nên gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống ấy bằng cách đưa em nhỏ được hòa mình vào không gian văn hóa đa màu sắc, giàu tính giáo dục của những món đồ chơi dân gian có giá trị nhân văn cao.

Đào Liên

Độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.