Dữ liệu cũ
Thứ tư, 08/04/2015, 14:09 PM

Dầu ăn, tương ớt “ba không” tràn ngập thị trường

(NTD) - Dầu ăn, tương ớt “ba không”: không xuất xứ, không nhãn mác, không hạn sử dụng vẫn bày bán tràn lan trên thị trường, đe dọa an toàn cho người tiêu dùng.

Làm ngơ với tương ớt, dầu ăn bẩn

TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, hiện phần lớn tương ớt giá rẻ được bán cho các quán vỉa hè, nơi các nhà chức trách rất khó quản lý. Vì vậy, để tự bảo vệ bản than, người tiêu dùng nên hạn chế ăn uống ở các hàng quán vỉa hè hoặc có ăn thì không dùng tương ớt tại quán để nêm nếm món ăn của mình.

Dầu ăn, tương ớt “ba không” được bày bán chủ yếu tại các chợ, giá rẻ hơn so với hàng chính hãng. Nhiều người tiêu dùng ham của rẻ nên không chú ý đến nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm “ba không” này.

Tại các chợ như Nghĩa Tân, Dịch Vọng, Hoàng Văn Thái, những chai tương ớt không lai lịch có dung tích 750ml, 1l, 2l được bày bán trong các sạp bán hàng khô với mức giá dao động từ 10.000 - 25.000 đồng. Tại các chợ đầu mối lớn, tương ớt, không nhãn mác cũng được bày bán công khai và người tiêu dùng vẫn thản nhiên mua để sử dụng.

Một người bán hàng tại chợ Thành Công cho hay: “Chúng tôi nhập tương ớt từ mối quen, khi mang đến đây đã không có nhãn mác rồi. Suốt ngày lo bán hàng thì lấy đâu thời gian để gắn nhãn mác. Với lại nhìn là biết nó giống tương ớt đấy thôi, người tiêu dùng vẫn mua đều đều”. Tuy nhiên, khi được hỏi để mua buôn với số lượng lớn thì nhiều người bán hàng tỏ ra nghi ngờ và dè chừng.

Tương tự như tương ớt, dầu ăn cũng được đóng sẵn vào các chai, lọ có dung tích lớn. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, màu của loại dầu ăn này đậm hơn so với dầu ăn có nhãn mác được bày bán tại các siêu thị.

Chị Lan, một người mua hàng tại chợ Dịch Vọng cho biết: “Thường thì gia đình tôi hay mua gia vị ở siêu thị hoặc lỡ thì mua ở các cửa hàng tạp hóa chứ ít khi mua ở chợ vì thấy nhãn mác ở chợ không được đảm bảo an toàn cho lắm”.

Dau an tuong ot ba khong tran ngap thi truong
Tương ớt đẹp mắt, dễ đánh lừa thị giác người tiêu dùng

Đổ bệnh vì tương ớt, dầu ăn “ba không”

Để sản xuất được tương ớt giá rẻ, người ta thường sử dụng các loại hóa chất công nghiệp như chất tạo độ sệt, phẩm màu, chất bảo quản và đường hóa học… Tuy nhiên, hàm lượng sử dụng chúng chính là “tác nhân” gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đáng lo ngại, không một cơ quan nào quản lý về vấn đề này và người tiêu dùng cũng không thể biết được hàm lượng của chúng là bao nhiêu.

Chất tạo độ sệt (gọi tắt là CMC), được dùng để pha chế nước tẩy rửa sàn nhà. Nếu là CMC dùng trong thực phẩm thì rất đắt tiền vì đó là tinh chất, còn CMC dùng trong công nghiệp thì giá khá rẻ do chứa nhiều tạp chất.

CMC dùng trong thực phẩm có độ tinh khiết rất cao trong khi loại dùng trong công nghiệp thì chứa rất nhiều tạp chất, trong đó có cả kim loại như kẽm, chì và nhiều chất độc hại. khác. Khi đã cho CMC công nghiệp vào pha trộn thành tương ớt thì không thể phân biệt đó là CMC gì.

Chủ một cửa hàng đồ rán ở trước cổng Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, chị lấy cả tương ớt và dầu ăn ở chợ, đóng vào chai to 4l - 5l, lấy luôn một thể cho tiện. Ngay cả nhãn mác thì chị này cũng không quan tâm vì “chưa thấy ai ăn xong mà kêu có chuyện gì cả”. Chính thái độ thờ ơ của những người bán hàng và người tiêu dùng đã tiếp tay cho các sản phẩm tương ớt, dầu ăn “ba không” tiếp tục tràn lan trên thị trường.

TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, chỉ cần nhìn vào giá thành rẻ bất ngờ như hiện nay thì những loại tương ớt không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng chắc chắn không thể đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Từ những vụ việc được phát hiện từ năm trước, chúng tôi không loại trừ khả năng chất Rhodamine B (chất bột màu đỏ tím, tan trong nước) vẫn đang được các cơ sở sản xuất tương ớt “chui” sử dụng để tạo màu sắc đánh lừa thị giác người tiêu dùng và thời gian bảo quản cũng được kéo dài hơn.

Rhodamine B vốn là chất nhuộm màu phát quang dùng trong phân tích phát hiện vi khuẩn và một số phân tích sinh hóa. Vì có lượng độc tính cao có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên Rhodamine B đã được các tổ chức khoa học trên thế giới ra quyết định cấm tuyệt đối việc sử dụng chúng trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm.

Rhodamine B có thể gây độc cấp tính và mạn tính nếu xâm nhập vào người như gây dị ứng hoặc làm mẩn ngứa da, mắt chẳng may chạm vào. Nếu xâm nhập vào đường hô hấp, Rhodamine B sẽ gây ho, ngứa cổ, khó thở, đau ngực. Nếu xâm nhập vào đường tiêu hóa, chất này có thể gây nôn mửa, gây hại cho gan và thận. Thậm chí chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên bệnh ung thư. Không chỉ được phát hiện trong tương ớt, Rhodamine B đã từng được cơ quan chức năng phát hiện có trong các loại hoạt dưa đỏ, hay một số loại thuốc bắc...

Thiết nghĩ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để giải quyết tình trạng gia vị “ba không” tràn lan trên thị trường.

Nhóm PV

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.