Dữ liệu cũ
Thứ năm, 08/06/2017, 09:01 AM

Đánh giá của người tiêu dùng: Xe tải Trung Quốc thoái trào, quy luật đang lặp lại

(NTD) - Nhắm đúng thời điểm, đánh trúng tâm lý, ồ ạt tràn vào Việt Nam, để rồi chỉ sau vài năm ngắn ngủi, xe máy Trung Quốc đã bị loại khỏi cuộc chơi. “Vòng tuần hoàn” đó đã diễn ra ở Việt Nam với sản phẩm Trung Quốc như xe máy, xe hơi và giờ đến lượt xe tải.

Khoảng 15 năm trước, xe máy Trung Quốc nhái kiểu dáng và thiết kế của các hãng xe Nhật với chất lượng kém cùng lợi thế giá rẻ đã ồ ạt tràn về “làm mưa làm gió” đến từng ngóc ngách trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, để rồi chính cái chất lượng ấy đã làm xe máy Trung Quốc “chết dần chết mòn” nhanh chóng, bị đánh bật khỏi các thành thị, còn lại “đám tàn quân” dạt về vùng quê hẻo lánh, được đồng bào vùng sâu vùng xa tận dụng và thường “vứt bỏ” dọc đường mỗi khi đang đi mà xe hư hỏng.

Xe tải trung quốc
Rất nhiều xe tải Trung Quốc phơi nắng, phơi sương vì không có người mua

Nửa sau thập niên 2000, xe hơi Trung Quốc cũng chung mô hình với xe máy - nhái thiết kế các hãng tên tuổi lâu năm, chất lượng thấp, giá rẻ, ổ ạt quảng bá và bán tại thị trường Việt Nam, rồi cũng lặng lẽ biến mất như chưa từng tồn tại. Phong trào xe hơi Trung Quốc tại Việt Nam đạt “tuổi thọ” còn ngắn hơn xe máy Trung Quốc.

Đầu năm 2014, Bộ Giao thông vận tải siết chặt kiểm soát tải trọng xe tải, làm thị trường trong nước đột ngột trở nên “khát xe” vì mỗi xe chỉ chở được lượng hàng ít hơn hẳn trước kia. “Anh hàng xóm” Trung Quốc đã nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, tung “mô hình xe Trung Quốc” vào Việt Nam, lần này là “phiên bản xe tải”. Vòng tuần hoàn diễn ra như thế nào?

“Sớm nở - chóng tàn”

Số liệu thực tế của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2014, lượng xe tải Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam là gần 13.000 chiếc. Đến năm 2015, con số này tăng vọt gấp 2 lần lên hơn 26.000 xe. Đáng tiếc thay, “thời vàng son” ngắn chẳng tày gang. Cả năm 2016, chỉ còn 10.900 chiếc được nhập về, giảm hơn một nửa so với năm 2015. Nếu tháng 4/2016, lượng nhập xe tải Trung Quốc về Việt Nam vẫn còn gần 2.000 chiếc xe/tháng, thì từ cuối năm 2016 và đầu năm 2017 con số đã giảm chỉ còn 50% hoặc bằng 1/3.

14273365123415588575
Do chất lượng kém nên xe tải Trung Quốc không còn được người tiêu dùng Việt tín nhiệm

Đặc biệt, trong tháng đầu tiên của năm 2017, kim ngạch nhập khẩu xe Trung Quốc tụt xuống chỉ còn 94 chiếc, thấp hơn 6 lần cùng kỳ tháng 1/2016 (560 chiếc) và gần 20 lần so với cùng kỳ tháng 1/2015 (1.700 chiếc).

Ở đỉnh điểm của cơn khát xe tải năm 2015, một doanh nghiệp bán xe tải Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội bán được hơn 100 xe trong 1 tháng. Đến 3 tháng cuối năm 2016, doanh nhiệp này không bán được xe nào, bãi xe có hơn 200 xe nằm dầm mưa dãi nắng ngày này sang tháng khác.

Chất lượng kém, hao nhiên liệu, hỏng nhiều và dịch vụ hậu mãi kém

Trái ngược với vẻ ngoài đầy bắt mắt của xe tải Trung Quốc nhờ nhái kiểu dáng của các hãng xe phương Tây, nhưng người tiêu dùng than xe tải Trung Quốc lại rất kém về chất lượng. Hầu như xe tải Trung Quốc sản xuất không theo bất cứ tiêu chuẩn nào, dẫn đến tình trạng khi xe gặp sự cố hư hỏng, khách hàng mua xe muốn thay thế phụ tùng cũng không có hàng hoặc nếu có thì phải đợi rất lâu.

Nhiều người từng sử dụng, lái xe Howo, Dongfeng, Shacman, Chenglong, CAMC, C&C, Dayun... cho hay, xe rất ồn, lái mệt và từ năm thứ 2 trở đi rất hay hỏng, trong khi phụ tùng ít, gây nhiều cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những người sử dụng xe tải Trung Quốc khác phản ánh rằng xe tiêu hao nhiên liệu đến trên dưới 50 lít nhiên liệu cho 100 km ở đường đẹp, chở đúng tải, gấp rưỡi xe Nhật, Hàn, Nga, Đức... Ở đường xấu có lúc lên đến hơn 70 lít nhiên liệu cho 100 km, nhiều đoạn còn không vượt qua nổi, trong khi các xe tải Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên Xô đời cũ vượt qua rất tốt. Nhiều đơn vị đã bán rẻ xe để tránh những tổn thất từ xe kém chất lượng mang lại.

0000331-xe-ben-4-chan-shacman
 Xe tải Shacman
xe_tai_2
 Xe tải C&C

Đánh đúng vào tâm lý giá rẻ thì xe Trung Quốc vô cùng cạnh tranh. Nhiều đại lý bán xe khi bán xe của các hãng Howo, Shacman, Daiyun... lãi chỉ có 10 triệu đồng, thậm chí là 5 triệu đồng và điều này đồng nghĩa với câu chuyện hậu mãi sau bán hàng. Chính vì chấp nhận lợi nhuận thấp để bán số lượng xe nhiều ra thị trường nên xảy ra bất cập về dịch vụ bảo hành, khi khách mua xe yêu cầu bảo hành thì lại bị các đại lý đùn đẩy về nhà máy và một thời gian cũng im hơi lặng tiếng không xử lý, khách hàng đành ngậm ngùi bỏ tiền ra các garage để sửa.

“Ngày tàn” đã điểm?

“Đường dài mới biết ngựa hay”! Từ số liệu kinh doanh xe Trung Quốc như trên, sau thời gian trải nghiệm, có vẻ như người tiêu dùng đã thấm thía. Họ thà bỏ ra số tiền nhiều hơn để sở hữu những xe tốt, bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu của Nhật, Hàn, Nga, Đức… mang lại hiệu quả hơn cho việc kinh doanh của họ. Xe tải Trung Quốc đang lụi tàn tại Việt Nam, cũng như mô hình xe máy, xe hơi Trung Quốc trước kia.

 Lưu Hằng

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.