“Cú sốc” không quật ngã khiến SMC lội ngược dòng

(NTD) - Từ một doanh nghiệp lợi nhuận hàng năm đạt vài chục tỷ đồng, CTCP Đầu tư Thương mại SMC đã “gặp hạn” khi lỗ tới 196,1 tỷ đồng trong năm 2015 khiến cổ phiếu lao dốc chỉ còn 5.600 đồng/cổ phiếu. Nhưng hơn 1 năm qua, cổ phiếu này tăng 323% lên 29.500 đồng/cổ phiếu. Vì sao SMC đạt được kỳ tích như vậy?

Nhân cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 7/11 vừa qua, câu chuyện vượt khó của SMC được ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SMC, bật mí.

53
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc SMC (bên phải). (Ảnh: Ánh Hoa)

“Cú sốc” của SMC

Năm 2015, SMC rơi vào tình trạng điêu đứng khi lỗ 196,1 tỷ đồng, lỗ lũy kế 184,7 tỷ đồng. Chi phí lãi vay chiếm tới 76% tổng chi phí tài chính, cao gấp 1,5 lần so với năm 2014. Khi ấy, các nhà đầu tư rơi vào hoảng loạn, cổ phiếu rớt giá từ 10.250 đồng (ngày 5/1/2015) xuống chỉ còn 6.900 đồng/cổ phiếu (ngày 31/12/2015) và đáy sâu là 5.600 đồng (ngày 25/8/2015).

Ông Nguyễn Ngọc Anh nhớ lại: “Năm 2015, nguyên nhân thua lỗ của SMC đến từ chủ quan và khách quan. Năm ngoái, giá thép toàn ngành liên tục giảm mạnh, đây là yếu tố khách quan đến từ biến động thị trường không thuận lợi. Tuy nhiên, sai lầm chủ quan là SMC đã tính toán sai khi tiếp tục nhập nguyên liệu giá thấp hơn với kỳ vọng bù lỗ khi giá thép tăng trở lại”.

Nhìn lại những năm đầu mới thành lập, SMC thuần túy phân phối thép xây dựng chiếm 80-90% cơ cấu doanh thu. Sau đó, SMC chuyển mình đẩy mạnh đầu tư, phát triển hệ thống Coil Center với dịch vụ gia công chế biến, sản xuất và phân phối thép dẹt các loại, nâng dần tỷ lệ tiêu thụ thép dẹt, góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. SMC đã hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết với các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

Giai đoạn 2010-2015, doanh thu của SMC tăng đều qua các năm, từ mức 6.891 tỷ đồng năm 2010 lên mức 10.050 tỷ đồng năm 2015. Trái ngược với doanh thu tăng là lợi nhuận giảm đều 81,6 tỷ đồng năm 2010, 72,4 tỷ đồng năm 2011, 68,6 tỷ đồng năm 2012, 26,1 tỷ đồng năm 2013, 19,9 tỷ đồng năm 2014 và thảm hại nhất là lỗ 196 tỷ đồng năm 2015. Kết quả kinh doanh năm 2015 đã tạo ra một cú sốc lớn đối với SMC cũng như các nhà đầu tư.

Nói về kết quả kinh doanh năm 2015, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết, thua lỗ đương nhiên là cú sốc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong kinh doanh, chuyện thua lỗ là điều tất yếu xảy ra. “Tôi cho rằng, giai đoạn vừa qua là giai đoạn khó khăn của ngành thép, không chỉ SMC mà rất nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng chứng kiến sự thua lỗ này. Ngành thép là ngành có giá trị lớn, việc giá thép thay đổi 5-10% cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh” - ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.

52
Nhà máy SMC ToaMi.

Lội ngược dòng

Mặc dù đứng trước khủng hoảng về giá thép dẫn đến sự thua lỗ nặng trong năm 2015, thế nhưng chỉ sau chưa đầy 1 năm, SMC đã lấy lại vị thế của mình khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 288,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi cùng kỳ, Công ty lỗ 199,8 tỷ đồng. Kết quả này vượt xa mong đợi của vị thuyền trưởng SMC Nguyễn Ngọc Anh khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 đã đề ra mục tiêu 2-3 năm có thể xóa khoản lỗ lũy kế. Dự định này được xây dựng trên cơ sở 5 giải pháp vượt khó ban lãnh đạo công ty đề ra, gồm 4 giảm (giảm tồn kho, giảm nợ vay, giảm tổng tài sản, giảm chi phí) và 1 tăng (hiệu quả) với lợi nhuận dự kiến 70-80 tỷ đồng/năm và không tính đến biến động giá thép.

Do đó, với sự kiên trì thực hiện theo những mục tiêu đã đề ra, đồng thời, SMC cho rằng với tình hình thị trường hiện nay, giá thép đang có xu hướng tăng, nhưng không bền vững. Vì thế, SMC vẫn lựa chọn giới hạn định mức hàng tồn kho cho toàn hệ thống chỉ vào khoảng 120.000 tấn đối với toàn bộ các sản phẩm của công ty, bao gồm cả thép xây dựng và thép dẹt. Nhờ đó, SMC đã thành công trong quá trình xóa lỗ lũy kế. Một điều đáng chú ý, mảng gia công, chế biến thép cán nóng là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến SMC thua lỗ thì năm nay lại đóng góp tỷ trọng rất lớn vào cơ cấu lợi nhuận của SMC.

Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, thành viên Ban kiểm soát SMC Nguyễn Hữu Kim Luân cho biết công ty đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ thép đạt trên 1,2 triệu tấn vào năm 2020; đồng thời, duy trì năng lực xuất khẩu thép với tỷ lệ tối thiểu đạt 10% tổng sản lượng tiêu thụ. Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, ông Luân cho biết SMC sẽ đầu tư mới 1-2 nhà máy gia công chế biến thép với trang thiết bị máy móc đồng bộ và hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, theo quan điểm của ông, để doanh nghiệp phát triển tốt và bền vững, việc chú trọng tới quyền lợi của cán bộ công nhân viên là điều không thể thiếu trong văn hóa của công ty.

 Ánh Hoa

 

NTD So 74 (278)_Page_10
 

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.