Cú hích cho thương mại điện tử tại Việt Nam

(NTD) - Thương mại điện tử tại Việt Nam đang chập chững phát triển. Amazon vừa tuyên bố bước vào thị trường Việt Nam, Alibaba đã châm thêm 2 tỷ USD vào Lazada để nghênh chiến. Sự có mặt của hai gã khổng lồ sẽ tạo nên cơ hội mới cho các nhà sản xuất và kinh doanh nhỏ của Việt Nam.

Ecom1
Đặng Sơn Lâm tin rằng sự có mặt của Alibaba và Amazon sẽ tạo cơ hội mới cho nhà sản xuất và doanh nghiệp Việt Nam.

10h sáng, trong căn phòng nhỏ của một căn nhà ở Thảo Điền, Q.2, Đặng Sơn Lâm mở máy tính, bắt đầu ngày làm việc của mình. “Lượng truy cập, số đơn đặt hàng và tỷ lệ hàng bị trả về… Tất cả các thông số bán hàng của trang mạng trong ngày hôm qua tôi phải cập nhật từ đầu ngày. Sau đó mới là kế hoạch trong ngày và gặp gỡ các đối tác” - chủ nhân trẻ của trang ula.vn chuyên bán thời trang thể thao và hàng hiệu nói.

TF5
Hội chợ hàng Thái Lan do Công ty SQM tổ chức tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Tân Bình, TP.HCM. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn giữ thói quan "thấy tận mắt, sờ tận tay" các mặt hàng. Đó là thách thức các trang bán hàng phải vượt qua là xây dựng niềm tin của người sử dụng.

Doanh thu tăng 30 lần trong 4 năm

Lâm bắt đầu “ra riêng” sự nghiệp vào tháng 3/2014 với vỏn vẹn 20 triệu đồng làm vốn. Cựu sinh viên Đại học RMIT Vietnam nhớ lại: “Lúc đó, một người bạn kinh doanh cửa hàng đồ thể thao đóng cửa. Có sẵn nguồn hàng chất lượng tôi nghĩ ‘Tại sao không?’…”

Năm đầu khai trương, trang Ula có khoảng 300 mã sản phẩm thôi nhưng chỉ tập trung theo chủ đề, một nhóm hàng. “Duy nhất chỉ là thời trang thể thao và hàng hiệu” - Lâm nói.

Khởi đầu thuận lợi vậy, nhưng sang năm thứ hai thì Lâm gặp khó. Anh giành được độc quyền bán hàng online các sản phẩm Nike, Adidas, Speedo và Crocs… nhưng đối tác phân phối đòi phải có tín dụng thư bảo đảm đến hai tỷ đồng. “Với một người mới ra làm ăn, chạy được số tiền đó thì đổ mồ hôi sôi nước mắt” - Lâm kể.

Chỉ tập trung một dòng sản phẩm

Các trang thương mại điện tử lớn của Việt Nam như Tiki, Lazada, Shopee, Adayroi… ra mắt tại Việt Nam đã lâu nhưng vẫn đang loay hoay tìm hướng ra. Nhưng các trang này hiện nay cái gì cũng bán. Người tiêu dùng phải như bơi trong bể hàng hóa chưa được phân loại.”

Với các công ty khởi nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như Ula thì tồn tại mới là vấn đề thiết yếu. Lâm nói không thể mơ màng đến sự phát triển rạng rỡ trong tương lai khi mà “không có một đồng để ăn”.

Vì thế, Lâm chỉ tập trung vào các mặt hàng thời trang thể thao và hàng hiệu, nhắm vào thị trường chính là TP.HCM và các tỉnh xung quanh, trong đó ưu tiên giới trẻ. Người trẻ bắt nhịp nhanh với xu hướng thời trang và phương tiện chi trả hiện đại - bằng thẻ tín dụng.

lead_800x450
Giới trẻ bắt nhịp nhanh với xu hướng thời trang và phương tiện chi trả hiện đại - bằng thẻ tín dụng.

Niềm tin - nền tảng phát triển của thương mại điện tử

Món hàng đắt nhất được mua bán trên trang Ula là cây viết hàng hiệu Monte Grappa của Ý với giá 28 triệu đồng. Lâm cho rằng đó là sự thay đổi lớn trong tâm lý người tiêu dùng trong bốn năm qua.

Anh giải thích thêm rằng giá trị của món hàng trên sàn giao dịch điện tử càng lớn chứng tỏ niềm tin của người tiêu dùng cũng lớn hơn. “Đó là tín hiệu tốt, tạo nền tảng cho phát triển thương mại điện tử” - Lâm phát biểu.

Amazon tạo nên “cơ hội mới, thị trường mới”

Các diễn giả của sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới khi nghiên cứu thị trường bán lẻ và thương mại điện tử tại Việt Nam đã “thất kinh” với con số 1 triệu người Việt đang kinh doanh và bán hàng qua facebook. Tuy nhiên, tương lai của thị trường thương mại lên đến 10 tỷ USD tại Việt Nam lại chia đều cơ hội cho mọi người.

“Các hãng lớn sẽ tập trung nuôi dưỡng hay duy trì thị phần và họ cần đổ tiền tỷ để cỗ máy khổng lồ vận hành. Trong khi đó, việc mua bán hàng xách tay và bán hàng qua facebook sẽ dần giảm đi để nhường chỗ các trang thương mại điện tử năng động, có nét riêng” - chuyên gia tư vấn Huỳnh Công Thắng nhận định.

“Sự có mặt và cạnh tranh của các “đại gia” như Alibaba và Amazon sẽ tạo sự cạnh tranh mới trên thị trường sản xuất và thương mại trong nước khi đưa vào nhiều nhà bán lẻ. Nhưng họ cũng mang đến một thị trường khổng lồ ngoài kia” - anh Huỳnh Công Thắng nhận định.

Đặng Sơn Lâm có sự háo hức của riêng mình. Anh kể năm ngoái khi anh đăng bán võng xếp trên trang Alibaba thì có được khách hàng từ Nhật. Họ bay sang Sài Gòn để xem hàng và đòi hỏi làm hàng theo ý họ. Và hợp đồng bốn container võng xếp mỗi năm được ký kết. “Amazon cũng mở ra cơ hội vô tận. Cái chính là mình phải biết đi chợ và chọn mặt hàng mà thị trường bán lẻ ngoài kia mong đợi” - Đặng Sơn Lâm kết luận.

 Ricky Hồ

_NTD_So 420 _In_Page_11
 

 

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

Năm 2024, Đá Núi Nhỏ dự kiến lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thấp nhất kể từ 2008

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Trong năm 2024, hoạt động kinh doanh của CTCP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ) là khai thác mỏ đá Mũi Tàu với công suất 1 triệu m3/năm và lợi nhuận trước thuế dự kiến 35 tỷ đồng, giảm 22,9% so với năm 2023.

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.