Chủ nhật, 14/07/2024, 07:52 AM

Con đường trị giá 1.400 tỷ với 14 làn xe chạy rộng hơn cả cao tốc, được đặt tại tỉnh duy nhất không rừng, không núi

Tuyến đường với 6 làn xe ở giữa và 8 làn ở hệ thống hai đường bên.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021. Với chiều dài gần 20km, thiết kế 14 làn, tuyến đường qua địa phận tỉnh Hưng Yên rộng hơn so với nhiều cao tốc hiện nay.

Tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Giáo dục Thủ đô

Tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: Giáo dục Thủ đô

Điểm đầu của tuyến đường là nút giao Yên Mỹ kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Điểm kết thúc đường bên nằm ở km20 của đường nối hai cao tốc giao với quốc lộ 38B. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên làm chủ đầu tư.

Tuyến đường với 6 làn xe ở giữa và 8 làn ở hệ thống hai đường bên. Trên hệ thống đường bên, các phương tiện được lưu thông hai chiều như đường gom, đảm bảo việc tách hẳn dòng phương tiện lưu thông theo trục nối hai cao tốc với các phương tiện địa phương di chuyển trên tuyến ngắn.

Tuyến đường với 6 làn xe ở giữa và 8 làn ở hệ thống hai đường bên. Ảnh: Internet

Tuyến đường với 6 làn xe ở giữa và 8 làn ở hệ thống hai đường bên. Ảnh: Internet

Tuyến đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tới 30 phút so với đi cầu Yên Lệnh và quốc lộ 39. Đường kết nối với hàng loạt khu công nghiệp của các huyện Yên Mỹ, Ân Thi, các khu đô thị, khu dân cư của thành phố Hưng Yên, huyện Kim Động, Tiên Lữ, trở thành tuyến đường kết nối liên vùng thúc đẩy phát triển kinh tế và cũng là trục đường gom trong tương lai sau khi các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hoàn thiện và lấp đầy. Chính vì vậy, người Hưng Yên vẫn hay gọi tuyến đường này là đường đón đầu tương lai.

Tuyến đường giúp rú ngắn thời gian di chuyển trong tỉnh và các vùng lân cận. Ảnh: Internet

Tuyến đường giúp rú ngắn thời gian di chuyển trong tỉnh và các vùng lân cận. Ảnh: Internet

Hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang được xây dựng dọc theo hệ thống đường bên, kỳ vọng khu vực này sẽ phát triển nhanh chóng tạo đà cho Hưng Yên cất cánh.

Tuyến đường hoàn thành giúp thúc đẩy việc đi lại được thuận lợi giữa các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Ngoài ra, cùng với cây cầu Hưng Hà, tuyến đường này sẽ nâng cao năng lực khai thác của tuyến nối 2 cao tốc, tạo thành tuyến giao thương phát triển kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh Hưng Yên - Hà Nam và phía đông nam Đồng bằng sông Hồng.

Người Hưng Yên vẫn hay gọi tuyến đường này là đường đón đầu tương lai. Ảnh: Internet

Người Hưng Yên vẫn hay gọi tuyến đường này là đường đón đầu tương lai. Ảnh: Internet

Dự án xây dựng đường bên của tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 2172/QĐ-UBND ngày 14/9/2021, có chiều dài một bên tuyến thiết kế 19,68km. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến năm 2025. Đơn vị trúng thầu thi công là doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

Hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Halal bằng lòng tin và chất lượng

sự kiện🞄Thứ năm, 31/10/2024, 09:15

(CL&CS) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng là lợi thế để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến nhanh vào thị trường Halal.

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

Kết nối giao thương để phát triển thị trường thủ công mỹ nghệ

sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 15:21

(CL&CS) - Thực tế triển khai 14 kỳ Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội (Hanoi Giftshow) cho thấy, việc tăng cường kết nối giao thương là một trong những hoạt động đem lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ (TCMN), làng nghề trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

sự kiện🞄Thứ ba, 29/10/2024, 14:13

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1279/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.