Dữ liệu cũ
Thứ ba, 16/07/2019, 15:35 PM

Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp

(NTD) - Trong bệnh viện dân sự ở Strasbourg, một chai rượu vang hiệu Châteauneuf-du-Pape có thể được kê đơn để trị bệnh đầy hơi, trong khi chai Côte de Provence rosé thì trị bệnh béo phì. Tính đến thời điểm 12/7, phong trào chữa bệnh bằng rượu vang đang lan rộng tại Pháp và châu Âu. Bài viết sau đây của Melissa Banigan thuộc BBC Travel.

Thầy thuốc Hy Lạp Hippocrates - cha đẻ của y học, người đã thử nghiệm nhiều loại rượu vang để điều trị các bệnh khác nhau, tin rằng, “rượu vang là thứ thích hợp với loài người, với người khỏe cũng như với kẻ ốm”.

benh
Hippocrates tin rằng “rượu vang là một sản phẩm thích hợp cho nhân loại, cả cho người khỏe mạnh lẫn bệnh nhân”. (Ảnh: Getty Images).

Rượu vang thượng hảo hạng

Ở thời hiện đại, ta thường được dạy bảo là nên uống rượu có chừng mực, nhưng ở Pháp, nơi có dấu vết của nghề trồng nho từ tận thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, thì “Chúc sức khỏe” là lời chúc đúng với nghĩa đen của nó cho đến tận đầu thế kỷ 21.

Để hiểu biết thêm về mối quan hệ tuyệt vời giữa rượu và thuốc, tôi cần phải đến một hầm rượu sâu trong ngóc ngách của một bệnh viện thời trung cổ ở Strasbourg, vùng Alsace, miền Đông nước Pháp.

Strasbourg là thành phố hiện đại có lịch sử 2.000 năm, có lẽ nổi tiếng với vùng trung tâm (Khu Đảo Lớn), được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1988. Du khách đổ về đây để đi lang thang qua chợ Giáng sinh, Nhà thờ Đức Bà và Palais Rohan nổi tiếng thế giới, cũng như dùng bữa trong các nhà hàng rượu (winstubs) điển hình của vùng Alsace như Chez Yvonne, Maison Kammerzell nằm trong một tòa nhà xây từ năm 1427.

Tôi đến Bệnh viện Dân sự Strasbourg - một bệnh viện kèm giảng dạy, được thành lập năm 1119. Vào buổi tối khuya, mưa, đường phố vắng tanh, và khi tôi đi trên những mặt đường đá cuội cùng 2 người bạn, thật dễ tưởng tượng thành phố này trông giống biết chừng nào với chính nó cách đây hàng trăm năm.

Kể từ năm 1395, Bệnh viện Strasbourg đã có mối quan hệ cộng sinh với hầm rượu Nhà Tế bần của Strasbourg nằm ngay bên dưới bệnh viện: Cái này sẽ không tồn tại nếu không có cái kia. Trong khoảng 600 năm, nhiều bệnh nhân trong bệnh viện đã trả các hóa đơn y tế của họ bằng những mảnh đất vườn nho - và nho được trồng trên những vùng đất mới có được, lại dùng làm rượu chứa trong hầm.

Đây là một thông lệ chung ở Pháp, vì những vườn nho tạo thu nhập cho các bệnh viện; và hầm rượu - có chức năng như “tủ lạnh” lớn, là nơi hoàn hảo để giữ mát cho rượu vang.

benh1
Cho đến nay, rượu vang từ năm 1472 chỉ được nếm 3 lần. (Ảnh: Alamy).

Chữa bệnh như thế nào?

Những người từ khắp nơi ở Pháp đã đến bệnh viện để nhận “điều trị bằng rượu vang”, với đúng nghĩa đen của nó: Tới 2 chai rượu mỗi ngày để điều trị các loại bệnh khác nhau. Thibaut Baldinger - người quản lý hầm, nói rằng ông đã thấy bằng chứng rằng rượu đã được dùng làm thuốc từ năm 1960, và việc điều trị này đến năm 1990 mới dừng lại.

Thí dụ, một chai Châteauneuf-du-Pape sẽ được kê đơn cho chứng đầy hơi, trong khi Côtes de Provence rosé - một chai rượu mà mọi người thích uống vào mùa hè, được sử dụng để điều trị béo phì. Cholesterol cao? Chỉ cần hai ly Bergerac vớ vẩn. Đối với mụn rộp, bệnh nhân được yêu cầu tắm bằng rượu Muscat de Frontignan đáng yêu. Yếu sinh lý? 6 ly Saint-Amour mơ màng sẽ bôi trơn cặp tình nhân ốm yếu ngay lập tức thành sung mãn - thú vị là loại rượu này cũng được cho là có tác dụng với các bệnh phụ nữ.

Danh sách các cách điều trị bằng rượu vang bao gồm cả 3 chai Beaune Eau Gazeuse (rượu Beaune pha với nước có ga) cho bệnh “cirrhose” (xơ gan), khiến tôi tin rằng ít nhất một người ở thời hiện đại đã tin rằng say rượu là một cách giải độc cho suy gan.

Mặc dù việc điều trị bằng rượu vang của bệnh viện đã kết thúc cách đây vài thập niên, hầm rượu vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử sản xuất rượu vang của Pháp bằng cách tiếp tục giới thiệu một số loại rượu vang ngon nhất của Pháp trong khi vẫn hỗ trợ tài chính cho bệnh viện. Tuy nhiên, vào năm 1995, hầm rượu 600 năm tuổi này đã gần như xuống hạng thành sách lịch sử vì cái mà Baldinger gọi là “không có lợi nhuận”.

Trong thế kỷ 20, bệnh viện đã bán hết các lô đất trồng nho để tài trợ cho một số dự án cấp thiết của bệnh viện, việc này đã ngăn cản sự cung cấp nho cho hầm rượu. Sau đó, hầm đã buộc phải từ bỏ các thùng rượu khổng lồ bằng gỗ sồi sau khi Luật mới Évin của Pháp được thông qua vào năm 1991, với các điều khoản nghiêm ngặt ngăn chặn chứng nghiện rượu, có nghĩa là chính phủ không làm ngơ để rượu nằm ở dưới hầm của một cơ quan y tế nữa.

Ngày nay, hầm rượu sản xuất 140.000 chai Gewürztraminer, Klevener de Heiligenstein, Sylvaner và Riesling mỗi năm, sử dụng nho trồng bởi 26 đối tác rượu khác nhau. Các loại rượu vang tăng tuổi từ 6-10 tháng trong thùng gỗ sồi to kếch sù trước khi được đóng chai và bán cho công chúng. Đáng ngạc nhiên là hầm rượu này không có quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ có một website. Trong Thế chiến thứ hai, hầm rượu hoạt động dưới sự kiểm soát của Đức Quốc xã.

Điều trị bằng rượu vang là phổ biến khắp mọi nơi ở thời cổ đại và hiện nay. Vì vậy, khi chúng tôi rời khỏi hầm, tôi đã mua một chai “thuốc” vùng Alsace tặng cho gia đình để đưa vào tủ thuốc - hoặc vào bàn ăn, khi về nhà.

benh2
Rượu được tăng tuổi trong hầm rượu Nhà Tế bần của Strasbourg từ 6-8 tháng trước khi được đem bán. (Ảnh: Melissa Banigan).

Khánh Phương

(Theo BBC News)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.