Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 30/11/2018, 19:15 PM

Chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung: Bắc Kinh xuống nước, muốn có thỏa thuận

(NTD) - Ngày 27/11, lần thứ hai Tổng thống Donald Trump cho biết Trung Quốc sẵn sàng đạt thỏa thuận để giảm căng thẳng mậu dịch nên ông có thể không phải trừng phạt nước này bằng cách đánh thêm thuế. Tuyên bố của ông có làm dịu mối quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng?

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình nói “Chủ nghĩa bảo hộ chắc chắn sẽ thất bại”, doanh số hãng xe Geely Trung Quốc rớt thê thảm vì ngấm đòn Tổng thống Donald Trump, còn ông Trump nói Trung Quốc xuống nước, muốn có thỏa thuận.

Tại sao Trung Quốc muốn có thỏa thuận với Mỹ?

Phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng, ông cho biết Bắc Kinh muốn đạt thỏa thuận và "đã gửi một danh sách những gì họ sẵn sàng thực hiện". Ông cũng cho biết thêm dù chưa thể chấp nhận đề nghị này nhưng bày tỏ lạc quan rằng hai nước sẽ có thể đạt một thỏa thuận mậu dịch có lợi cho cả hai bên. Ông nói thêm, đề nghị của Trung Quốc vẫn còn "thiếu một số thứ quan trọng", qua đó báo hiệu những cuộc đàm phán vẫn còn khó khăn.

Trong năm nay, ông Trump đã đánh thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc và dọa làm điều tương tự với 267 tỉ USD hàng hóa còn lại. Ngày 10/1/2019 tới, mức thuế áp lên 200 tỷ USD (trong số 250 tỷ USD) hàng hóa Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25%. Ông cảnh báo Washington sẽ tiếp tục biện pháp thuế quan nếu hai nước không đạt thỏa thuận nào.

Để trả đũa, Trung Quốc đã đánh thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trong lúc ngưng mua một số nông sản chủ chốt của nước này.

ChinaUSA22d - Copy
Phó Tổng thống Mike Pence (giữa) không xuất hiện cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong các hình chụp chung lãnh đạo APEC tại Papua New Guinea (Ảnh: AFP)

“Chủ nghĩa bảo hộ chắc chắn sẽ thất bại”

Hôm thứ Bảy, tại APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình nói các nước đi theo chủ nghĩa bảo hộ "chắc chắn thất bại". Dường như ngụ ý của ông Tập là chỉ trích chủ thuyết “Nước Mỹ trước hết” (American First) của ông Trump.

Trước sự leo thang căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa hai nước, Chủ tịch Tập tuyên bố: "Lịch sử đã cho thấy các cuộc đối đầu, dù dưới hình thức chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại, sẽ không tạo ra người chiến thắng".

Phó Tổng thống Pence đã đáp lại rằng "Mỹ sẽ không chấm dứt các biện pháp thuế quan cho đến khi Trung Quốc thay đổi hành động". Ông Pence cũng thông báo chính quyền Mỹ đã chuẩn bị để "tăng hơn gấp đôi" mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.

Trước đó, Nhà Trắng nói rằng các biện pháp thuế quan của họ là sự phản ứng đối với chính sách thương mại "không công bằng" của Trung Quốc.

Doanh số hãng xe Trung Quốc rớt thê thảm

Đang là ngôi sao sáng, hãng xe nội địa Geely nói riêng và ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc trở nên ảm đạm bởi chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung. Geely là thương hiệu đắt giá của tập đoàn Geely Holding Group Triết Giang đang sở hữu thương hiệu xe Volvo.

Chỉ trong ba năm từ 2014-2017, doanh số bán hàng của Geely đã tăng gấp ba, đạt gần 1,25 tỷ USD, trở thành thương hiệu xe hơi lớn thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Volkswagen. Thế nhưng, doanh số bán hàng tháng trước bất ngờ giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017 - đợt giảm đầu tiên sau 46 tháng tăng trưởng liên tiếp.

ChinaUSA22d
Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) rời Trung tâm Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Papua New Guinea ngày 18/11 (Ảnh: Reuters)

Cùng với Geely, các hãng xe tại Trung Quốc đang méo mặt vì doanh số bán hàng giảm mạnh trong bốn tháng gần đây - sự thoái trào đầu tiên suốt gần 30 năm qua. Doanh số xe Ford đã giảm 45% trong 9 tháng đầu năm nay. Fiat Chrysler giảm 35%. General Motors giảm 9%...

Mặc dù cổ phiếu của Geely tại sàn Hồng Kông được giới đầu tư ưu ái nhưng không tránh khỏi thảm cảnh giảm 50% so với cùng kỳ năm 2017 trong làn sóng nhuốm đỏ thị trường…

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu xe lớn nhất của Trung Quốc, nên bất cứ động thái gây khó dễ nào của ông Trump đều khiến Trung Quốc trả giá đắt. Trong khi đó, những linh kiện xe từ Mỹ sẽ ít bị tác động bởi phần lớn chúng được xuất sang Canada hoặc Mexico.

Căng thẳng Mỹ - Trung lộ rõ ở APEC

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation - APEC) lần thứ 26 vừa kết thúc vào chiều 18/11 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea mà không có tuyên bố chung của 21 lãnh đạo do mâu thuẫn các nước về thương mại khi chiến tranh mậu dịch Mỹ - Trung đang căng thẳng.

Ông Peter O'Neill - Thủ tướng chủ nhà Papua New Guinea, nói "hai người khổng lồ trong phòng" đã không đồng ý với nhau, Mỹ - Trung đang có cuộc chiến thương mại, và đã bộc lộ viễn kiến cạnh tranh nhau tại hội nghị APEC.

Tại Hội nghị, Mỹ nói sẽ gia nhập với Australia để phát triển căn cứ hải quân ở Papua New Guinea, trong hành động có vẻ nhằm chống lại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc. Phó Tổng thống Mike Pence nói căn cứ sẽ giúp "bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải ở các đảo Thái Bình Dương".

Ông Pence cũng công khai chỉ trích chương trình “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh, cảnh báo các nước nhỏ có thể "chui vào bẫy và nợ đầm đìa" khi nhận các khoản vay của Trung Quốc. Đồng thời ông kêu gọi các nước hợp tác với Mỹ, nói rằng Mỹ "không ép buộc, tham ô, hay làm hại độc lập của quý vị".

Bất đồng về mậu dịch giữa các nước, đặc biệt là Mỹ - Trung, cản trở lãnh đạo 21 nền kinh tế APEC đạt được tuyên bố chung bế mạc Hội nghị. Ngày 18/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết lãnh đạo các nền kinh tế dự Hội nghị APEC đã không thể đồng thuận ra một tuyên bố chung. Ông nói với phóng viên rằng thay vào đó, nước chủ nhà Papua New Guinea sẽ ra tuyên bố Chủ tịch. 

Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea Rimbink Pato thừa nhận gặp khó khăn trong việc nối lại những chia rẽ về chính sách thương mại giữa các nền kinh tế, và cho biết hệ thống mậu dịch đa phương là vấn đề nổi cộm cản trở việc soạn thảo tuyên bố.

            * *

Dự kiến ngày 1/12 sắp tới, sau Hội nghị G20 tại Buenos Aires của Argentina, hai nhà lãnh đạo Trump – Tập sẽ dùng bữa với nhau. Nếu điều này xảy ra, liệu Trung Quốc có chịu thỏa thuận mậu dịch với Mỹ như lời Tổng thống Trump đã nói trước?

                                                                                                          Tường Quyên

                                                                 (Theo AFP, BBC News)

 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.