Thứ bảy, 08/04/2017, 21:38 PM

Chất lượng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt trong năm 2017

(NTD) - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết, trong năm 2017, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT trong ngành giao thông...

Tín dụng tăng cao nhất trong vòng 6 năm qua

Số liệu của Tổng cục thống kê mới đây cho thấy, tăng trưởng tín dụng quý 1/2017 tăng mạnh nhất trong 6 năm trở lại đây, ở mức 2,81% so với cùng kỳ. Trong khi, tăng trưởng quý 1 các năm 2013, 2015 và 2016 lần lượt chỉ đạt 0,03%; 1,26% và 1,54%; còn các năm 2012, 2014 tăng trưởng tín dụng quý 1 so với cùng kỳ ở mức âm nhẹ.

Cùng với xu hướng tăng khuyến mãi huy động tiền gửi tiết kiệm, các nhà băng tranh thủ tung gói tín dụng ưu đãi đầu năm với kỳ vọng đẩy mạnh hoạt động cho vay ngay trong tháng sau Tết Nguyên đán. Sau đó, nhiều ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất huy động ở mức khá cao.

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tín dụng tăng cao cho thấy khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp giai đoạn đầu năm là tương đối tốt, qua đó giúp thu nhập lãi của các ngân hàng có sự cải thiện.

Các chuyên gia cho rằng, với nhu cầu tín dụng tăng cao trong thời gian qua, không ít ngân hàng đã chạm trần trong tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Bởi vậy ngân hàng sẽ tăng cường huy động vốn trung dài hạn để đủ nguồn cho vay tương ứng. Việc phát hành chứng chỉ tiền gửi cũng là một cách để tăng nguồn vốn trung và dài hạn này.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết, theo quy định của Thông tư số 06/2016, từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng giảm từ 60 xuống 50%. Do đó các tổ chức tín dụng buộc phải nâng lãi suất huy động dài hạn để cho vay dài hạn.

Tuy còn phải chờ đến kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 mới trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay, song hầu hết lãnh đạo các ngân hàng cho biết, họ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm 2016. Viecombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 mức 18%, với lợi nhuận trước thuế khoảng 9.200 tỷ đồng. Trong khi đó, Agribank đưa ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng 14-18% so với năm 2016, lợi nhuận tăng tối thiểu 10%.

Không chỉ nhà băng lớn, mà các nhà băng tốp sau trong khối cổ phần có vốn Nhà nước cũng kỳ vọng tín dụng tăng trưởng khả quan. Chẳng hạn, ACB dự kiến tín dụng tăng ở mức 18%. Eximbank đặt ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%.

Các nhà băng kỳ vọng, tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm nay để cải thiện lợi nhuận, bởi thực tế, thu nhập của ngân hàng hiện chủ yếu phụ thuộc vào tín dụng, kể cả nhà băng lớn có vốn Nhà nước.

001
Trong năm 2017, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nguồn tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tiếp tục kiểm soát

Thống đốc NHNN cho biết, trong năm 2017, NHNN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, các dự án BOT, BT trong ngành giao thông cũng như tín dụng trung, dài hạn đối với nhóm khách hàng lớn...

Cùng với đó, trong công tác điều hành tín dụng năm nay, NHNN sẽ kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Mới đây, việc NHNN ban hành một số thông tư mới cũng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Chẳng hạn, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng VND thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo quy định.

Đánh giá triển vọng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm nay, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, lãi suất cho vay sẽ khó giảm, vì chi phí đầu vào tiếp tục tăng, trong khi lãi suất huy động chưa thể hạ.

Thống đốc NHNN đã đề ra 5 giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng.

Đầu tiên là xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng cả năm 2017, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Thứ hai, thực hiện các giải pháp hỗ trợ mở rộng tín dụng có hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất…

Thứ ba, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định thị trường tiền tệ; kế đến, tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ năm, chủ động phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ.

 Vân Lam

_Bao NTD_So 32010
 

Bình luận

Nổi bật

Đo lường hôm nay vì ngày mai bền vững

Đo lường hôm nay vì ngày mai bền vững

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 14:47

(CL&CS)- Chiều 20/5, tại Hải Phòng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lường (TCĐLCL) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) phối hợp Sở KHCN Hải Phòng tổ chức hội thảo với chủ đề “Đo lường hôm nay vì ngày mai bền vững” nhân kỷ niệm Ngày Đo lường thế giới (20-5).

Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

sự kiện🞄Thứ ba, 21/05/2024, 13:50

(CL&CS) - Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định nêu rõ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 12:19

(CL&CS) - Thời gian qua, nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, các cơ quan nhà nước đã nỗ lực xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan.