Chặt bỏ cao su, vì đâu nên nỗi?

(NTD) – Giá cao su rớt thê thảm, người dân lại chặt bỏ cây để trồng cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đầu năm 2015 là thời kỳ khó khăn của cao su khi chứng kiến giá xuống thấp nhất trong 5 năm qua khi chạm đáy với giá 1.500 đô la Mỹ/tấn. Nguyên nhân là Trung Quốc, thị trường tiêu thụ lớn nhất với 60% lượng cao su Việt Nam trong nhiều năm qua “ngưng mua” vào. Kết quả, doanh nghiệp trong nước có muốn bán cũng không bán được.

Giá càng xuống thấp, diện tích bị chặt bỏ càng nhiều. Cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng biết nhưng cũng không làm gì được. Điều này thường xảy ra với nhiều cây công nghiệp dài ngày của nước ta trong những năm qua như điều, cao su, ca cao... khi giá xuống thấp.

Giá quá thấp, dân chặt bỏ

Trong những năm qua, khi điều thô rớt giá, người dân ở Bình Phước, Đồng Nai chặt bỏ hàng loạt vườn điều để trồng cây khác, và khi ca cao có giá thấp thấp hơn giá thành người dân Bến Tre chặt ca cao...

Để trồng mới 1 ha cao su, người dân phải tốn rất nhiều chi phí từ làm đất, mua cây giống, thuê nhân công, phân bón… Theo nhiều nông dân sau khi đã hoàn thành trồng mới 1 ha cây cao su mất khoảng 50 triệu đồng.

Nếu chưa có đất thì người dân phải bỏ thêm khoảng 70 - 80 triều đồng/ha để mua lại. Lúc đó, tổng chi phí có thể lên tới gần 200 triệu đồng. 

Khi giá cao su đang ở ngưỡng cao, người dân trồng ồ ạt dẫn tới diện tích vượt quy hoạch. Thế nhưng khi lý do đầu ra khó khăn, giá mủ thu mua quá thấp nên đến nay, người dân đã chặt bỏ cao su để bán gỗ, số diện tích còn lại đang được trồng cây mới để tái sinh.

Tại huyện Nam Đông (Thừa Thiên – Huế), vốn được xem là “thủ phủ” cao su, một trong những loại cây đã giúp người dân ở xã miền núi nơi đây xóa nghèo, vươn lên làm giàu... cũng xuất hiện tình trạng chặt bỏ rừng cao su. Nhiều hộ dân địa phương ở đây cho biết, thời kỳ “hoàng kim” của cây cao su ngày trước nay không còn nữa, bởi vì giá 1kg mủ nay còn thấp hơn giá bán... một cốc nước mía.

Mủ cao su liên tục rớt giá từ 50.000 đồng/kg xuống 30.000 đồng rồi đến 10.000 đồng và nay là 5.000 đồng/kg đã khiến nhiều nông dân trồng cao su ở huyện miền núi nơi đây rơi vào cảnh điêu đứng bởi tiền thu vào không đủ trả chi phí phân bón, thuê nhân công. Không ít hộ dân buộc phải chặt bỏ rừng cao su để chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao hơn.

4-nhieu3553-1429480692571

Cao su là cây công nghiệp lâu năm, chặt cây cao su để trồng cây mới là chuyện bất đắc dĩ. Ảnh Internet

Chặt bỏ khi giá thấp, trồng ồ ạt khi giá cao như một quy tắc bất di bất dịch của người nông dân trong những năm qua, đặc biệt là khu vực các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên, nơi vốn thích hợp với những cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, ca cao...

Trước câu chuyện người dân thi nhau trồng hồ tiêu, ông Trần Đức Tụng, Chánh văn phòng Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VRA), nói rằng khó mà kiểm soát được diện tích ở mức 50.000 héc ta như quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề ra khi giá hồ tiêu vẫn ở mức cao như lâu nay.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, trong những năm qua, khi một cây trồng nào đó không mang lại giá trị kinh tế như mong đợi của người dân, họ thường chặt bỏ để chuyển sang một cây trồng khác có hiệu quả kinh tế hơn và đó cũng là điều dễ hiểu.

Giảm đầu tư cho vườn cao su

Bà Hương Bình ở Bình Phước cho biết, cách đây bốn năm khi giá cao su ở mức cao, gia đình bà đã chặt bỏ 3,5 héc ta điều để chuyển sang trồng cao su, và theo kế hoạch năm nay cho thu hoạch mủ thì giá đã rớt thảm hại.

“Trước đây khi giá điều thô thấp, gia đình quyết định chặt bỏ để trồng cao su, chính quyền có đến đề nghị không chặt bỏ, chúng tôi hỏi lại là nếu giữ cây điều mà không sống được thì chính quyền có hỗ trợ hay không,” bà Bình kể lại.

Hiện vườn cao su của gia đình bà Bình đã cho mủ nhưng do giá thành ngày một xuống thấp nên vẫn chưa cạo mủ. “Gia đình tôi đang đứng trước lựa chọn là chặt bỏ cây cao su để trồng khoai mì hoặc bắp vì như vậy là mấy tháng sau có thu hoạch chứ không trồng cao su nữa,” bà Bình nói.

Phía Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, qua tìm hiểu, số cao su bị chặt bỏ đa phần rơi vào diện tích cao su tiểu điền của các hộ gia đình, chứ ít xảy ra ở những công ty cao su. Trước tình cảnh giá cao su tháng sau giảm hơn tháng trước, giải pháp mà Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), đơn vị chiếm khoảng 40% tổng diện tích cao su của cả nước, là giảm 30% suất đầu tư nhằm giám giá thành.

Tuần qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam đã có những buổi làm việc với những người đồng cấp ở các nước có trồng cao su trong khu vực là Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia... để cùng đánh giá về tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên hiện nay. Theo các chuyên gia trong ngành, giá cao su giảm liên tiếp trong thời gian qua là do yếu tố cung vượt quá cầu.

Vì thế, một trong những biện pháp mà các quốc gia có trồng cao su hiện nay thực hiện là giảm lượng mủ khai thác, giảm chi phí đầu vào, đưa ra giá sàn. Thái Lan từng thông báo là sẽ ngưng cạo mủ những đồn điền cao su già cỗi để tránh sản xuất quá nhiều, nhằm giảm giá xuống.

Tin tức mới nhất về Kinh doanh độc giả có thể đọc tại đây.

Cao Phong (TH)

Bình luận

Nổi bật

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

Dự án Diamond Lotus Riverside bị UBND P.8, Q.8 buộc tháo dỡ nhà mẫu

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 23:06

(CL&CS) - UBND P.8, (Q.8, TP.HCM) đề nghị chủ đầu tư của dự án Diamond Lotus Riverside tháo dỡ công trình nhà mẫu tại địa chỉ 49C Lê Quang Kim. Thời gian dự kiến vào tháng 6/2024.

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

Doanh nhân Nguyễn Bính: Gian nan đưa bún sạch ra thị trường

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:41

(CL&CS) - Năm 2023 là một năm khá khó khăn với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bún tươi Nguyễn Bính cũng không ngoại lệ bởi gánh rất nhiều áp lực không chỉ vì nhu cầu tiêu dùng giảm mà còn bị lấn át bởi các đơn vị sản xuất “bún bẩn”.

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

Gamuda Land công bố dự án Eaton Park với diện tích 3,77ha

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 22:38

(CL&CS) - Chủ đầu tư đến từ Malaysia Gamuda Land vừa công bố dự án căn hộ cao cấp Eaton Park (Thủ Đức, TP.HCM) có tổng diện tích dự án khoảng 3,77ha cung cấp cho thị trường 2.052 sản phẩm. Dự án đã khởi công phần ngầm giai đoạn 1 vào ngày 26/3/2024.