Cần mỗi nông dân là một chuyên gia chống sâu bệnh

(NTD) - Thời tiết biến đổi bất thường, nắng nóng, thỉnh thoảng lại xuất hiện những cơn mưa trái vụ, sương mù xuất hiện vào sáng sớm, đúng thời điểm các loại cây trồng đang ra hoa, làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn của cây. Thời tiết bất thường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh phát triển mạnh và có nguy cơ trở thành dịch nếu bà con mình không phòng trừ một cách kịp thời.

Lê Quốc Phong
Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

“Nắng mưa là việc của trời, cấy cày là việc của người nông gia…”, từ xa xưa, con người tuy dựa vào điều kiện thời tiết để canh tác nhưng cũng biết cách vượt qua những khắc nghiệt của thiên nhiên để tồn tại. Càng về sau thì thiên nhiên càng có những biến chuyển phức tạp đòi hỏi con người cần nâng cao kiến thức, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến hơn để thích nghi nhằm tồn tại và phát triển.

Muốn chống chịu với sâu bệnh, dịch hại điều đầu tiên là làm cho cây trồng khỏe mạnh, thông qua gói kỹ thuật liên hoàn, trồng cây khỏe (giống tốt), mật độ thích hợp (sạ lúa dày, cây yếu, che sáng lẫn nhau, dễ sinh sâu bệnh và chuột phá hoại), bón phân cân đối (bón 4 đúng, bón dư phân đạm và không đúng lúc, cây nhiều lá, làm cây yếu, dễ đổ ngã, tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công) quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM – tức là sử dụng biện pháp canh tác làm cho cây khỏe, chỉ dùng thuốc hóa học lúc cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên địch), đặc biệt bà con nên tham gia chương trình canh tác thông minh do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia và cơ quan nông nghiệp các địa phương thực hiện. Chương trình này là sự kết hợp giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm sáng tạo của nông dân để đối phó với biến đổi khí hậu để sản xuất cây trồng vẫn đạt được năng suất cao và hiệu quả kinh tế tốt.

Đồng thời, bà con cũng nên dự đoán hoặc đánh giá được các điều kiện hạn, mặn để sử dụng cả 2 biện pháp, thứ nhất là tìm cách hạn chế, làm giảm độc tố của mặn, phèn, ngộ độc hữu cơ, dùng vôi hay lân hạ phèn, dùng phân chuyên dùng Đầu trâu mặn, phèn để giảm độ mặn, dùng nước ngọt để rửa bớt mặn, phèn… Thứ hai, là tránh né các điều kiện đó như điều chỉnh thời vụ gieo cấy hay thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp…

Biến đổi khí hậu sẽ còn kéo dài và diễn biến ngày càng phức tạp hơn, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới tất cả các loại cây trồng mà bà con nông dân là người phải chịu thiệt hại đầu tiên và nhiều nhất. Do đó, không còn cách nào khác là chính bà con nông dân chúng ta phải xác định mình sẽ trở thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình và khi làm được như vậy thì dù gặp biến cố khí hậu khắc nghiệt, gặp sâu bệnh tấn công cũng không bị thiệt hại nặng hay mất mùa.

 Doanh nhân Lê Quốc Phong, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền

Bình luận

Nổi bật

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

Nghịch lý trên thị trường căn hộ: “Vừa thừa lại vừa thiếu”

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là thực trạng đang diễn ra tại thị trường căn hộ ở TP Hồ Chí Minh. Trong khi nhu cầu ở của người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp ngày càng cao thì lại có đến hơn 9.000 căn hộ tái định cư bỏ hoang, gây lãng phí.

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

Là kênh “giữ tiền” hàng đầu nhưng vì sao bất động sản vẫn chưa được khai thách triệt để?

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 14:43

Dù thị trường bất động sản chưa thể “sôi động” trở lại sau thời gian dài trầm lắng, tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào đây vẫn là kênh đầu tư đạt lợi nhuận tốt so với những loại hình đầu tư khác. Đồng thời cũng là kênh “giữ tiền” hàng đầu. Những khó khăn, thách thức đang “kìm hãm” sự phát triển của kênh đầu tư tiềm năng này.

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

99% đối tượng và nội dung khiếu nại, tố cáo ở Tây Ninh liên quan đến đất đai

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

Ban tiếp công dân tỉnh Tây Ninh cho biết, 6 tháng đầu năm có 187 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân gửi đến UBND tỉnh qua các nguồn. Trong đó, 99% đối tượng và nội dung chủ yếu là liên quan đến đất đai.