Thứ bảy, 18/04/2020, 10:24 AM

Ba sáng chế hỗ trợ mùa dịch COVID-19

(CLCS) - Tính đến thời điểm 7h15 ngày 18/4, thế giới có 2.235.382 người nhiễm virus SARS CoV-2 (Việt Nam 268) và 153.818 ca tử vong. Trong bối cảnh dịch COVID-19 lan nhanh toàn cầu, ba công ty Mỹ, Hàn Quốc và Bỉ đã sáng chế các dụng cụ hỗ trợ chống virus SARS CoV-2.

 

Trạm xét nghiệm virus SAR CoV-2 tại Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu trong việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho công dân. Mỗi ngày, có đến 20.000 người được lấy mẫu xét nghiệm tại trạm xét nghiệm virus SARS CoV-2 (Ảnh: Korea Times).

CoronaDrone 2
 

Đây là con số lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Cẽng như các trung tâm xét nghiệm trên xe cho các tài xế, một bệnh viên ở Seoul đã giới thiệu các trạm xét nghiệm virus SAR-CoV-2 mới cho phép các nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe bệnh nhân từ phía sau tấm nhựa an toàn.

Các trạm xét nghiệm giống như các bốt điện thoại sử dụng áp lực khí âm để ngăn virus thoát ra ngoài. Từng bệnh nhân sẽ bước vào trạm xét nghiêm và nhận được sự tư vấn nhanh chóng thông qua một hệ thống liên lạc nội bộ.

Quá trình lấy mẫu xét nghiệm cũng rất an toàn, các nhân viên y tế sẽ lấy dịch từ mũi bệnh nhân và sử dụng găng tay cao su tích hợp với bảng điều khiển. Toàn bộ quá trình diễn ra trong khoảng 7 phút, sau đó trạm xét nghiệm sẽ được khử trùng và lọc khí.

“Chúng tôi thường lấy mẫu bên trong phòng áp lực âm lớn. Quy trình đó tốn nhiều thời gian để khử trùng. Chúng tôi chỉ lấy được từ 8 đến 9 mẫu mỗi ngày. Nhưng với trạm xét nghiệm này, chúng tôi có thể lấy 70 – 80 mẫu xét nghiệm”, bà Kim Sang-il, Giám đốc bệnh viên H Plus Yang, cho biết.

Kỹ sư Mỹ tìm cách biến máy hút sữa thành máy thở 

Một nhóm kỹ sư ở bang Maryland đã tìm cách biến máy hút sữa của các bà mẹ thành máy thở - thiết bị quan trọng có ý nghĩa sống còn với bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 nặng (Ảnh: CNN).

CoronaDrone 10
 

Số lượng bệnh nhân nhiễm virus SARS CoV-2 gia tăng mạnh đã khiến các trang thiết bị y tế thiếu hụt trên toàn nước Mỹ, từ thiết bị bảo hộ cá nhân như khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ cho tới máy thở.

Máy thở rất cần thiết trong điều trị bệnh nhân nặng nhưng có giá đắt, từ 25.000 tới 50.000 USD/chiếc. Nhiều bệnh viện không có tiền để mua đủ số lượng cần thiết.

Theo CNN, kỹ sư Brandi Gerstner cùng chồng là Grant và hai đồng nghiệp Alex Scott, Rachel LaBatt đã nghĩ ra ý định chỉnh sửa máy hút sữa thành máy thở.

Gerstner cho biết: “Máy này rất đáng tin cậy. Các bà mẹ khắp nơi sử dụng hàng chục năm qua. Nếu tôi có thể biến đổi nó thì sao? Nếu tôi có thể làm máy phun ra thay vì hút? Tôi đã lấy máy hút sữa của mình ở nhà kho, dùng tua vít và dao… Bạn có thể thay đổi nó rất dễ dàng”.

Tuy nhiên, chuyển đổi chức năng hút mới chỉ là bước đầu trong biến máy hút sữa thành máy thở có thể dùng được. Nhóm kỹ sư cũng cần phải đồng bộ hóa thời gian bơm không khí theo nhịp hít vào-thở ra mà chuyên gia y khoa khuyến nghị.

Thành viên của nhóm kỹ sư cho biết thêm: “Chúng tôi cũng hàn vài chốt lên bảng điều khiển máy vắt sữa để bật và tắt”. 

Nhóm kỹ sư của Gerstner đang trong quá trình biến đổi máy hút sữa thứ ba thành máy thở. Gerstner viết trên trang YouTube của nhóm: “An toàn là trọng tâm cơ bản và số một của chúng tôi”. Cô cũng kêu gọi các bác sĩ, kỹ sư dành thời gian nhận xét về thiết kế của nhóm.

Nếu thành công, đây có thể là lựa chọn rẻ tiền với các nhân viên y tế trong bối cảnh máy thở là mặt hàng được tìm mua nhiều trên toàn thế giới.

Trước đó tại Ấn Độ, chiếc máy thở có kích thước bằng máy nướng bánh mì đang mang lại hy vọng trong cuộc chiến chống virus SARS CoV-2. Máy thở cầm tay này do chuyên gia phẫu thuật thần kinh Deepak Agrawal cùng nhà chế tạo robot Diwakar Vaish thuộc công ty AgVa phát triển.

AgVa đã tăng sản xuất từ 500 lên 20.000 chiếc/tháng. Chỉ nặng 3,5 kg, chiếc máy thở mini được được giới chuyên gia đánh giá có thể là một “vũ khí” then chốt trong cuộc chiến chống virus SARS CoV-2, chỉ có giá khoảng 2.000 USD - rẻ hơn 5 lần so với máy thở thông thường.

Với kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển và lắp đặt cũng như cần nguồn điện thấp, máy thở AgVa được các nhà sản xuất hy vọng có thể giúp chuyển những bệnh nhân ít nguy kịch hơn về nhà để điều trị, qua đó góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện. 

Khi bùng nổ dịch COVID-19 từ tháng 1/2020, một số bệnh viện châu Âu đã dùng mặt nạ lặn hỗ trợ bệnh nhân cần chăm sóc tích cực. Sáng kiến này do Italia nghĩ ra và được một số bệnh viện học hỏi. 

Các bác sĩ Italia đã nghĩ ra cách cải tiến bộ dụng cụ lặn trở thành mặt nạ trợ thở có cấu tạo và hình thức tương tự mặt nạ lặn. Công nghệ in 3D tiên tiến sẽ đúc ra các cấu trúc phù hợp để biến dụng cụ lặn thành một máy thông khí hô hấp BiPAP tiêu chuẩn.

Dụng cụ mở cửa không dùng tay nắm 

Sau gần hai tháng trời suy nghĩ, lo sợ về nguy cơ dùng tay nắm cửa có thể dễ lây lan virus SARS CoV-2, Giám đốc công ty in 3D Fried Vancraen của Bỉ đã thiết kế một phụ kiện mở cửa không dùng tay nắm (Ảnh: AFP).  

CoronaDrone 6
 

Thiết kế được cung cấp miễn phí gồm 2 bộ phận đơn giản có thể vặn ở hai bên tay cầm, cho phép mọi người sử dụng cánh tay hoặc khuỷu tay để xoay tay nắm cửa.

Giám đốc Vancraen cho biết: “Tay nắm cửa được cho là một trong những thứ dễ lây lan virus SARS CoV-2 nhất trong các tòa nhà. Chúng tôi kêu gọi mọi người sử dụng dụng cụ mở cửa không dùng tay nắm để hạn chế bị nhiễm bệnh”.

Thủy Tiên

(Theo AFP, CNN)

Bình luận

Nổi bật

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

Saigon Co.op trao tặng nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn mặn Gò Công

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:37

(CL&CS) - Ngày 18/5/2024, Saigon Co.op phối hợp cùng Co.opmart Mỹ Tho, Co.opmart Gò Công cùng hai nhà tài trợ là nhãn hàng nước giặt Ariel, CTCP Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY) đã trao tặng nước uống, nước sinh hoạt và bồn nước cho bà con vùng hạn mặn xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

iSTAMEQ map - thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Bản đồ số hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (iSTAMEQ map) được xây dựng dựa trên kỹ thuật về Quản trị tinh gọn Lean để tối ưu hóa, giúp chủ động quá trình chuyển đổi số và thực hiện công việc.

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

Khoa học - công nghệ: Động lực thúc đẩy tăng trưởng

sự kiện🞄Thứ hai, 20/05/2024, 08:36

(CL&CS) - Cách đây 65 năm, ngày 4/3/1959, Chủ tịch nước ký Sắc lệnh số 016/SL về việc thành lập Ủy ban Khoa học nhà nước, tiền thân của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đánh dấu sự ra đời, phát triển và đóng góp quan trọng của ngành KH&CN vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 18/6/2013, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật KH&CN được thông qua, lấy ngày 18-5 hằng năm là Ngày KH&CN Việt Nam.