Xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 10,42 tỷ USD

(CL&CS) - Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm đạt 10,42 tỷ USD; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 6.

Theo báo cáo, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 7 ước đạt 1,41 tỷ USD, giảm 5,5 % so với tháng 6 năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên liệu sản xuất và sản phẩm tăng cao (chi phí vật tư sản xuất, vận chuyển tăng mạnh); các quốc gia thắt chặt chính sách tín dụng do lạm phát có xu hướng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh.

Xuất khẩu gỗ và lâm sản 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 10,42 tỷ USD.

7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, các thị trường nhập khẩu lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cameroon, Brazil, Thái Lan, Pháp, Chi Lê với tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 1,18 tỷ USD, chiếm khoảng 55,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Ngoài ra, thị trường Châu Âu giảm mạnh: Đức giảm 2,2%, Pháp giảm 6,9%, Italia giảm 10,1%, Thuỵ Điển giảm 42,1%, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, dẫn đến vận chuyển gặp khó khăn.

Như vậy tính tổng từ đầu năm đến tháng 7 năm 2022, xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,42 tỷ USD; Trong đó, xuất khẩu sang thị trường như: Hoa Kỳ đạt trên 5,84 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021; Nhật Bản đạt 1,04 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2021; Trung Quốc đạt 1,161 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2021; EU đạt 726 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021...

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 4,9% do chính sách thắt chặt tín dụng để kìm hãm lạm phát tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tăng trưởng mạnh, trên 13%, do xuất khẩu dăm gỗ và viên nén tăng.

Xem thêm:

Ngành gỗ sẽ làm gì trước bài toán thị trường UK

Nguồn cung nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do nhu cầu của thị trường là các sản xuất dăm gỗ và viên nén tăng, dẫn đến giá thu mua tăng cao, trên 30% nên các chủ rừng có xu hướng chặt rừng non (rừng trồng 3 - 4 tuổi), nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu gỗ cho chế biến các loại sản phẩm gỗ.

TIN LIÊN QUAN