Xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ

(CL&CS) - Mặc dù chịu tác động khó khăn do dịch Covid-19 và khủng hoảng tại một số thị trường lớn, xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới hết tháng 6/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 780,9 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa phục hồi, tiêu thụ tại nước ngoài chưa nhiều biến chuyển. Kết quả tích cực này cũng đem lại niềm lạc quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM và có nguy cơ lan rộng khiến cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đang tăng khoảng 170%, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra sang các thị trường Mexico, Brazil, Anh, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Nga đều đạt mức tăng trưởng 3 con số từ 100-450%. Mỗi thị trường hiện chiếm khoảng 2,5-4% giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam và được dự đoán sẽ là những điểm đến tiềm năng cho cá tra Việt Nam, bù đắp sự sụt giảm tại Trung Quốc.

Xuất khẩu cá tra đang tăng mạnh ở nhiều thị trường: Nga, Mexico, Brazil, Thái Lan… Mỹ, Trung Quốc, EU vẫn là những thị trường chủ lực cho xuất khẩu cá tra. Trong khi xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng rất mạnh với mức tăng 55,3% và sang Trung Quốc tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm trước, thì xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn chứng kiến sự sụt giảm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), việc xuất khẩu cá tra vào EU suy giảm là rất đáng quan ngại, trong bối cảnh khu vực này đã phục hồi các hoạt động kinh tế sau Covid-19. 

Trong khi đó, theo Vasep, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục giảm khoảng 5-7% trong những tháng tới. Dù đang sụt giảm, nhưng Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 26% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Do vậy, những ách tắc do kiểm soát chặt hàng nhập khẩu thủy sản đông lạnh liên quan kiểm tra COVID-19 của thị trường này đang tác động đáng kể đến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Từ đầu năm nay, chi phí đầu vào cho sản xuất, nuôi trồng, chế biến đã tăng mạnh. Giá nguyên liệu vật tư tăng 3-4 đợt, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho hoạt động của nhà máy cũng tăng từ 5-25%: găng tay, nhựa, bao bì, băng keo... giá thức ăn thủy sản cũng tăng từ 15-20%, chưa kể tiền lương người lao động, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần...

Theo số liệu của nhà phân tích Ragnar Nystoyl của Kontali, dự kiến sản lượng cá thịt trắng nuôi và khai thác tự nhiên năm 2021 đạt 13 triệu tấn, tăng 3,7%, tức là tăng hơn 700.000 tấn so với năm 2020. Trong đó, sản lượng cá tra, cá rô phi và cá Alaska pollock đạt mức cao nhất trong nhóm cá thịt trắng.

 EU đang là khu vực nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng lớn nhất thế giới. Các loại cá thịt trắng đều có giá bán khá rẻ, đó là lý do người tiêu dùng EU khó chấp nhận mua cá tra giá cao.

TIN LIÊN QUAN