Xét nghiệm kháng thể:
Đây là loại sàng lọc HIV phổ biến nhất, thực hiện theo cơ sở gián tiếp chỉ ra sự có mặt của virus, nhờ phát hiện kháng thể virus trong máu hoặc dịch tiết cơ thể.
Các kháng thể này sẽ xuất hiện trong thời gian 1-3 tháng sau khi người bệnh nhiễm virus.
Quy trình được thực hiện: Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA - sàng lọc mẫu máu chứa kháng thể HIV).
Phương pháp này còn được dùng trong giám sát dịch tễ, chẩn đoán người nhiễm HIV (chỉ áp dụng với trẻ trên 18 tháng tuổi).
Ngoài ELISA, chúng ta còn có thể xét nghiệm nhanh (test nhanh) kháng thể với mức chính xác như nhau.
Có 3 loại xét nghiệm để phát hiện HIV (Ảnh: Reuters)
Xét nghiệm kháng nguyên:
Bản chất của xét nghiệm này là tìm kiếm virus HIV trong máu, dịch tiết cơ thể.
Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch khi chúng ta tiếp xúc virus.
Kháng nguyên là những chất lạ gây kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Nếu một người bị nhiễm HIV, kháng nguyên P24 sẽ được sản xuất ngay, trước khi kháng thể phát triển.
Ưu điểm của phương pháp này là phát hiện trực tiếp kháng nguyên, có thể phát hiện virus HIV từ 18 đến 45 ngày sau khi bị phơi nhiễm.
Xét nghiệm acid nucleic (NAT):
Hay là RNA, nhằm tìm virus HIV thực sự có trong máu, rất tốn kém.
Kết quả âm tính có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm, người thực hiện không mang virus HIV.
Kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là cơ thể bạn có dấu vết của HIV.
Sau khi phát hiện nhiễm HIV, bạn cũng không nên bi quan. Bởi nó chỉ đơn thuần là căn bệnh mà khoa học chưa tìm ra thuốc chữa trị.
Thực tế, nhiều người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh trong nhiều năm.
Hiện nay, cách duy nhất để ngăn bệnh diễn biến nặng, chuyển thành giai đoạn AIDS là sử dụng thuốc kháng virus ARV càng sớm càng tốt.