Theo một báo cáo vừa được công bố của về: Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam. Nguyên nhân được xác định: Mức sinh giảm là yếu tổ chính quyết định tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Do đó để thích ứng và giảm tốc độ già hóa nhanh, cần xây dựng các chính sách và chương trình đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng và các hỗ trợ về dịch vụ xã hội để moi người có thể đưa ra các lựa chọn sinh sản phù hợp.
Ở góc độ vĩ mô, già hóa dân số đang tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi... Tốc độ già hóa dân số có xu hướng tăng mạnh đang rút ngắn thời kỳ dân số vàng, đòi hỏi Việt Nam có các chính sách phù hợp về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách cho thanh niên, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo quyền bình đẳng giới...
Xét trên góc độ cá nhân, sự gia tăng nhanh chóng của dân số cao tuổi sẽ đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ tuổi trong gia đình. Cùng với đó, tình trạng này cũng dẫn đến tình trạng số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm, dẫn đến nguy cơ suy giảm dân số.
Theo bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ và hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước.
Nhìn nhận trên khía cạnh tích cực, dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi.
Bên cạnh mức sinh, tỷ suất di cư thuần cũng đóng vai trò quan trọng trong xu hướng già hóa dânsố của từng tỉnh. Già hóa dân số không đồng nhất giữa các vùng kinh tế - xã hội cũng như giữa khuvực thành thị và nông thôn mà một trong những yếu tố nổi bật tác động tới thực trạng này là dicư trong nước.
Luồng xuất cư của những nhóm dân số trẻ tuổi hơn tới các tỉnh, khu vực có mức độ phát triển kinh tế-xã hội cao hơn hoặc có nhiều cơ hội học tập và việc làm hơn làm tăng chỉ số giàhóa ở các tỉnh xuất cư. Do đó, cần có kế hoạch và phát triển cân bằng giữa các vùng kinh tế-xã hội,các tỉnh và các vùng xuất cư-nhập cư để thích ứng với sự biến đổi dân số theo nhóm tuổi, đồng thời điều tiết các luồng di cư, hướng tới sự cân bằng dân số theo nhóm tuổi, và giải quyết vấn đề bấtbình đẳng giữa các vùng và các tỉnh.
Tỷ lệ phân bố dân số người cao tuổi già cao hơn ở các vùng nông thôn và xu hướng nữ hóa dân sốcao tuổi ở các nhóm tuổi cao đòi hỏi phải có các chính sách nhạy cảm về giới hơn đối với người cao tuổi để đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi ở các nhóm tuổi cao và đặc biệt là người cao tuổi nữ.
Đồng thời, cần phải lồng ghép vấn đề già hóa trong các chương trình và chính sách phát triểnđô thị và phát triển nông thôn.Để đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của dân số cao tuổi, chuyên khảo này thảo luận hai nhóm chínhsách chủ yếu là: i) nhóm chính sách liên quan tới đời sống kinh tế-xã hội của NCT và ii) nhóm chính sách liên quan tới chăm sóc dài hạn cho NCT.