Vai trò của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp

(CL&CS) - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) được coi là công cụ giúp doanh nghiệp hoạt động trong ngành an toàn thực phẩm nâng cao khả ăng ứng dụng các công cụ, kỹ thuật để phát triển.

Theo Tổ chức Năng suất châu Á – APO, an toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tới hàng tỷ người đang phải đấu tranh với bệnh tật gây ra bởi thực phẩm nhiễm bẩn. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất và là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất kinh tế.

Cả các quốc gia đang phát triển hay phát triển đều có mối quan ngại về an toàn thực phẩm như thương mại thực phẩm quốc tế và sự gia tăng vận chuyển qua biên giới của thực phẩm là động vật sống. Chính phủ trên thế giới đang tăng cường nỗ lực nhằm cải thiện bằng cách tăng cường hệ thống pháp luật mỗi quốc gia về thực phẩm.

Ngành chế biến thực phẩm đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó đáng kể nhất là vấn nạn thực phẩm bẩn.

Ngành công nghiệp thực phẩm cũng vì thế mà bắt buộc phải áp dụng các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) hiện đại hơn nhằm mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng và người tiêu dùng. Với các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tình hình an toàn thực phẩm vẫn chưa đạt được sự hài lòng.

Theo đó, trở ngại chính để tăng cường an toàn thực phẩm là sự thiếu nhận thức về các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, thiếu dữ liệu và thông tin về những tác động của dịch bệnh liên quan đến an toàn thực phẩm, thiếu nhận thức về các tiêu chuẩn chất lượng đối với vấn đề an toàn thực phẩm dựa trên các hiệp định quốc tế, không đủ hạ tầng cơ sở và nguồn lực để hỗ trợ việc quản lý rủi ro dựa trên khoa học và nâng cấp hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm quốc gia.

Các chuỗi thực phẩm thiếu hiệu quả và hệ thống truy xuất nguồn gốc còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự đáp ứng với các tiêu chuẩn. Vậy nên, cần cấp thiết tăng cường Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) ở cấp độ quốc gia để phát triển được chuỗi thực phẩm đáng tin cậy.

Theo APO, tổ chức đã có những hoạt động tại nhiều quốc gia để hỗ trợ áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của ngành công nghiệp thực phẩm tại từng quốc gia nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. FSMS sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về an toàn thực phẩm cũng như khả năng ứng dụng công cụ, kỹ thuật an toàn trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình.

TIN LIÊN QUAN