Ứng dụng công nghệ 4.0 trong thanh tra ngành Lao động

(CL&CS) - Ngày 16/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh khái vừa ký Quyết định số 212/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2021 - 2025”.

Mục tiêu cụ thể của Đề án là hoàn thiện thể chế về tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động cho thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH).

Theo đó các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành LĐTB&XH được trang bị điều kiện làm việc phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước; trang cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao; công chức tại cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra thuộc ngành LĐTB&XH được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

Ngành LĐTB&XH phấn đấu sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Nhiệm vụ đặt ra là đến năm 2025 toàn ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, hội nhập khu vực ASEAN và hội nhập quốc tế.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án sẽ triển khai nhiệm vụ, giải pháp gồm: Hoàn thiện quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động, chế độ chính sách và điều kiện đảm bảo hoạt động cho công tác thanh tra ngành; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành  giai đoạn 2021 - 2025; nâng cao năng lực đội ngũ công chức thanh tra ngành ; đổi mới quy trình, phương pháp thanh tra chuyên ngành ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.

Đánh giá, điều chỉnh, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ thực hiện thanh tra các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành LĐTB&XH; xây dựng cơ chế áp dụng thống nhất danh mục trang thiết bị chuyên dùng trong hoạt động điều tra tai nạn lao động và thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiên cứu xây dựng phiếu để thu thập thông tin đối tượng thanh tra trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra; sử dụng bảng tự kiểm tra trong quá trình thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thanh tra theo chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực.

TIN LIÊN QUAN