Vào năm 1867, Đặng Huy Trứ được vua Nguyễn cử đi sứ sang Trung Quốc và ông đã nhờ người quen ở Quảng Đông mua một chiếc máy chụp ảnh để mang về. Hai năm sau, Đặng Huy Trứ về Việt Nam, ông chọn Hà Nội để mở hiệu ảnh đầu tiên của đất nước. Ngày 14/3/1869 hiệu ảnh chính thức được khai trương. Xuất phát từ nhu cầu ghi lại hình ảnh của những bậc cha mẹ để lưu giữ làm kỉ niệm và để tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, ông chọn cho hiệu ảnh cái tên Cảm Hiếu Đường. Khách hàng của tiệm là các gia đình giàu có ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt, những vị quan lại ở Huế cũng là khách hàng quen thuộc của tiệm mỗi khi có dịp đi công cán.
Đến ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập “Doanh nghệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”, đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam.
Cho đến ngày nay, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày khai trương hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường tại phố Thanh Hà, thì những nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) ở Huế hay các vùng lân cận lại đến từ đường của dòng họ Đặng để thắp một nén nhang tưởng niệm người đã có công đưa nghệ thuật nhiếp ảnh về Việt Nam.
Trải qua 70 năm, vị trí của nhiếp ảnh Việt Nam đã từng bước được nâng cao và có vị thế trong đời sống văn hóa - xã hội, nhiếp ảnh thực sự đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hội NSNA Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhì; 45 NSNA được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
Một số hình ảnh trong buổi lễ tổ nghề Nhiếp ảnh Việt Nam Đặng Huy Trứ