Tỉnh miền Bắc có diện tích nhỏ nhất Việt Nam sẽ có thêm 2 quận: Là nơi đặt trung tâm Phật giáo đầu tiên của cả nước

Theo Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh miền Bắc này sẽ có 2 thành phố từng là thị xã, lên quận.

Cụ thể, theo quy hoạch, đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đạt các tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Toàn tỉnh có 12 đô thị: 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II, 4 đô thị loại III và 6 đô thị loại V. TP Bắc Ninh và Từ Sơn hiện tại sẽ trở thành quận, đồng thời phát triển huyện Tiên Du và huyện Yên Phong trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Như vậy, TP Bắc Ninh và TP Từ Sơn đều từng là thị xã, lên thành phố, và sắp tới sẽ trở thành quận.

Thành phố Bắc Ninh

Theo Quy hoạch, Thành phố Bắc Ninh sẽ tiếp tục là trung tâm tổng hợp về hành chính - chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao cấp tỉnh; là đô thị phát triển toàn diện và bền vững về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính.

Trước đó, ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10 phê chuẩn về việc tách và thành lập một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, thị xã Bắc Ninh là tỉnh lỵ tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, Thành phố Bắc Ninh có diện tích 82,64 km² với dân số là 287.658 người (tính đến năm 2023), là thành phố trực thuộc tỉnh đông thứ 4 về dân số tại miền Bắc, mật độ dân số đạt 3.481 người/km². Ảnh: Đài PT&TH Bắc Ninh

Ngày 26/1/2006, Chính phủ ban hành nghị định thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Bắc Ninh, với 9 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã: Võ Cường.

Thành phố Bắc Ninh hiện bao gồm 19 phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Ninh Xá, Tiền An, Vệ An, Vạn An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường, Vân Dương, Hạp Lĩnh, Phong Khê, Khúc Xuyên, Khắc Niệm, Hòa Long, Kim Chân, Nam Sơn. 

Thành phố Từ Sơn

Theo Quy hoạch, Thành phố Từ Sơn sẽ trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và công nghiệp đô thị, du lịch, vui chơi giải trí của tỉnh Bắc Ninh.

Trước đó, ngày 24/9/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 01/NĐ-CP, thành lập thị xã Từ Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Từ Sơn. 

Thành phố Từ Sơn. Ảnh: Báo Dân tộc

Ngày 22/9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 387/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập thành phố Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Từ Sơn.

Chùa Dâu​ - Nơi khởi nguồn của đạo Phật tại Việt Nam

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Châu. Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam. Chùa được xây dựng từ những năm 187 đến năm 226 mới hoàn thành, tính đến nay chùa Dâu đã ngót nghét hơn 1800 năm tuổi. Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) - người Nam Thiên Trúc, sang Trung Hoa, đắc pháp với Tam Tổ Tăng Xán, được Tam Tổ chỉ dạy về phương Nam truyền đạo - đã đến chùa vào tháng ba năm Canh Tý (580), mở đạo tràng thuyết pháp, lập nên Thiền phái đầu tiên ở Việt Nam, truyền được 19 đời.

Chùa Dâu - Bắc Ninh

Chùa Dâu là nơi giao thoa của nền Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và nền văn hóa dân gian Việt Nam. Chùa thờ nữ thần mây Pháp Vân trong hệ Tứ pháp gồm: Pháp Vân (Thần Mây), Pháp Vũ (Thần Mưa), Pháp Lôi (Thần Sấm), Pháp Điện (Thần Chớp). Bốn vị thần này khởi thủy là thần nông nghiệp, làm ra các phép mây, mưa, sấm, chớp phục vụ và ảnh hưởng đến việc đồng áng của người dân. Do ảnh hưởng của Phật giáo mà các vị thần này được hóa Phật và tôn thờ.

Ngôi chùa này là nơi giao thoa của nền Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc và nền văn hóa dân gian Việt Nam

Chùa Dâu tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, cây cối xung quanh mọc xanh tốt. Sân chùa với giếng nước, ao làng tạo nên khung cảnh đặc trưng của vùng thôn quê phía Bắc. Cảnh quan đẹp cùng ngôi chùa cổ kính, rêu phong tạo cho du khách cảm giác yên bình và thơ mộng đến lạ. Chùa được xây theo lối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc” - lối thiết kế đặc trưng của những ngôi chùa cổ tại Việt Nam và các nhà Tiền Đường, Thiêu Hương, Thượng Điện được xây cao dần vào phía trong. Trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa, đặc biệt là trong thời kỳ Lê - Nguyễn, nên chùa in đậm dấu ấn kiến trúc và điêu khắc tượng đặc sắc của thời đại này.

Chùa Dâu gồm các hạng mục công trình: Cổng tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu đường, tháp Hòa Phong với diện tích hơn 177m2. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Bên cạnh đó là các công trình phụ trợ: nhà Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, vườn tháp, ao chùa, tường bao 4 hướng hình chữ Quốc…

Chùa Dâu tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa, đặc biệt là trong thời kỳ Lê - Nguyễn, nên chùa in đậm dấu ấn kiến trúc và điêu khắc tượng đặc sắc của thời đại này
Hàng năm, lễ hội chùa Dâu được diễn ra trong ngày 8-9 tháng 4 âm lịch với quy mô rộng lớn

Hàng năm, lễ hội chùa Dâu được diễn ra trong ngày 8-9 tháng 4 âm lịch với quy mô rộng lớn. Năm ngôi chùa lớn tại ba xã của tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp Vân (bà Dâu -chùa Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) và Phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm, thực hiện nghi lễ rước các bà. Đám rước khi tới chùa Dâu sẽ tổ chức các nghi lễ theo hình thức trò chơi vô cùng độc đáo như trò “mẹ đuổi con” - các kiệu rước chạy 3 vòng, “cướp nước” - các kiệu đua nhau tới cổng Tam Quan để dự đoán tình trạng mùa màng.  Năm 2013, chùa Dâu được Thủ tướng Chính Phủ xếp hạng thành Di tích Quốc gia đặc biệt.

TIN LIÊN QUAN