TCVN 14223-4:2024 về yêu cầu an toàn của bàn lật kính để tránh rủi ro khi sử dụng

(CL&CS) - Bàn lật kính là thiết bị không thể thiếu trong quá trình lắp đặt, cắt kính...nhưng để đảm bảo an toàn theo yêu cầu thì khi thiết kế, lắp đặt bàn lật kính nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-4:2024.

Bàn lật kính thích hợp sử dụng cho dây chuyền sản xuất hàng loạt, là lựa chọn hoàn hảo để đặt tấm vật liệu phục vụ cho mục đích lắp đặt, cắt hay các quy trình sản xuất khác.

Bàn lật kính thường được làm từ thép cho cấu trúc vững chắc đảm bảo thao tác tốt với các tấm đá cỡ lớn nhờ khả năng chịu tải lên đến 500 kg. Thiết bị có thể nghiêng đế 78˚ giúp dễ dàng thay đổi phương tấm vật liệu từ đứng sang nằm ngang mà không gây ra tiếng động.
Bàn lật được thiết kế với hệ thống nâng vừa mạnh vừa êm, đảm bảo thời gian vận hành ổn định và tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả. Chính vì vậy mà yêu cầu an toàn khi thiết kế và lắp đặt bàn lật kính phải được đặt lên hàng đầu theo tiêu chuẩn.

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-4:2024 về máy và thiết bị sản xuất, xử lý và gia công kính phẳng- yêu cầu an toàn bàn lật kính do Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, máy phải tuân theo yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của điều này. Ngoài ra, máy phải được thiết kế theo nguyên tắc quy định trong TCVN 7383 (ISO 12100) cho các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được đề cập đến trong tiêu chuẩn này (ví dụ các cạnh sắc).

Bàn lật kính nên đáp ứng các yêu cầu an toàn theo tiêu chuẩn. Ảnh minh họa

Đối với các mối nguy hiểm không được đề cập trong tiêu chuẩn này sẽ được giảm thiểu bằng cách áp dụng tiêu chuẩn loại B như TCVN 6719:2008 (ISO 13850), EN 953, TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1), EN 982, EN 983, EN 1037 và EN 60204-1, nhà sản xuất phải thực hiện đánh giá rủi ro một cách đầy đủ và phù hợp để lựa chọn các yêu cầu của tiêu chuẩn B sẽ được áp dụng. Đánh giá rủi ro cụ thể này phải là một phần của đánh giá rủi ro chung của máy.

Trong trường hợp các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua cách bố trí máy đã được lắp đặt hoặc bởi một hệ thống làm việc an toàn, thì nhà sản xuất phải đưa vào Hướng dẫn sử dụng yêu cầu tham chiếu đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro được cung cấp và đến bất kỳ giá trị giới hạn nào được yêu cầu và, nếu cần, đến các phương tiện kiểm tra.

Các vùng nguy hiểm trên bàn lật kính tự động hoàn toàn phải được bảo vệ bằng các rào chắn khoảng cách cố định (xem EN 953:1997, 3.2.2) có chiều cao không nhỏ hơn 1,4 m so với sàn, có khoảng cách tiếp cận các vùng nguy hiểm theo ISO 13857:2008, Bảng 1. có thể để khoảng hở giữa rào chắn với sàn tối đa 0,15 m để thuận tiện làm công tác vệ sinh.

Khi có người tiếp cận bàn lật kính để vận hành bình thường, ví dụ xếp hoặc dỡ kính phẳng, các điểm có nguy cơ bị chèn ép giữa các phần nhô ra lớn nhất của bàn lật kính chuyển động và các phần cố định liền kề phải được phòng tránh hoặc bảo vệ bằng các biện pháp sau:

Bàn lật kính được chế tạo hoặc trang bị sao cho các tấm kính phang không bị văng ra ngoài do động năng, ví dụ bằng cách sử dụng chuyển động của tay quay, giảm chấn v| trí cuối của xy lanh hoặc cốc hút giữ các tấm kính. Để tránh hư hỏng các bộ phận liên quan đến điện, đặc biệt là dây cáp điện, chúng phải được lắp đặt hoặc che phủ để tránh hư hỏng do kính vỡ rơi xuống. Yêu cầu này cũng áp dụng cho các đường ống áp lực dùng để nâng bàn lật kính. Nếu sử dụng các rào chắn cố định, thì hệ thống liên kết của chúng phải được gắn vào rào chắn hoặc vào máy khi rào chắn được tháo ra.

Về ghi nhãn, tiêu chuẩn này cũng yêu cầu mỗi bàn lật kính phẳng phải có một nhãn cố định, rõ ràng, dễ đọc, chứa tối thiểu các thông tin: Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền của họ, nếu có; Năm xuất xưởng, tức là năm mà quá trình sản xuất được hoàn thành; Nhãn hiệu bắt buộc về mặt pháp lý; Năm sản xuất; Ký hiệu số sê ri hoặc kiểu, nếu có;  Số sê ri hoặc số nhận dạng, nếu có;  Thông tin kỹ thuật, ví dụ: điện áp, tần số, công suất. Ở mặt dưới của bàn phải dán một nhãn có nội dung cảnh báo không cho người làm việc phía dưới bàn nâng khi đã được nâng lên mà không sử dụng thiết bị giữ cơ khí.

TIN LIÊN QUAN