Hai ngân hàng tư nhân bám sát phía sau Sacombank ở khoản mục tiền gửi của khách hàng là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) với 452.415 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với 422.755 tỷ đồng.
Trong quý 1/2023, tiền gửi của khách hàng tại Sacombank tăng 5,3% và đạt 478.789 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không chịu lãi trị giá 1.078 tỷ đồng; kỳ hạn dưới 1 tháng 154.740 tỷ đồng; từ 1 tháng đến 3 tháng 92.343 tỷ đồng; từ trên 3 tháng đến 6 tháng 94.357 tỷ đồng; từ trên 6 tháng đến 12 tháng 118.544 tỷ đồng; từ trên 1 năm đến 5 năm 17.711 tỷ đồng và trên 5 năm 16 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng đạt 448.469 tỷ đồng, tăng 2,2%. Trong đó, nợ xấu trị giá 5.341 tỷ đồng, tăng 24,2%. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,19%, tăng 0,21 điểm phần trăm.
Kết thúc quý 1/2023, Sacombank ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 113,1% YoY (+3.097 tỷ đồng) bất chấp lãi suất tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần ghi nhận sự tăng trưởng 26,5% YoY (+2 tỷ đồng); mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi 6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các hoạt động còn lại của Sacombank đều tăng trưởng âm. Lãi thuần từ hoạt động khác giảm 94,6% YoY (-516 tỷ đồng); Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 57,1% YoY (-877 tỷ đồng); Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 13,3% YoY (-40 tỷ đồng).
Kết thúc quý 1, Sacombank ghi nhận 6.800 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động, tăng 32,7% YoY (+1.675 tỷ đồng). Nhờ chi phí hoạt động chỉ tăng 20,6% YoY (+584 tỷ đồng) và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 42,2% (+297 tỷ đồng) nên lợi nhuận trước thuế tăng 49,9% (+794 tỷ đồng), đạt 2.383 tỷ đồng.
Với kết quả tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 49,9%, Sacombank trở thành ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận tốt thứ tư trong các ngân hàng niêm yết và xếp sau Vietbank, KienlongBank, BIDV.
Năm 2023, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022.
Tổng tài sản đạt 657.800 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022. Tổng nguồn vốn huy động đạt 574.600 tỷ đồng, tăng 11%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 491.600 tỷ đồng, tăng 12%.