Quần đảo được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
Quần đảo Ogasawara hay quần đảo Bonin, là một quần đảo thuộc Nhật Bản nằm ở Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 1000km về phía Nam. Quần đảo được đặt tên theo Ogasawara Sadayori, người đã phát hiện ra chúng.
Diện tích mặt đất của quần đảo này là 104km², được chia thành bảy nhóm đảo với khoảng 30 hòn đảo. Từ đất liền Nhật Bản, đường hàng hải là phương tiện duy nhất để đến quần đảo này. Ban đầu, đảo này không có dân cư nên được gọi là "đảo không người". Hiện nay, trong số 30 đảo, chỉ có bốn đảo là Chichijima, Hahajima, Iwojima và Minamitorishima có dân cư, tuy nhiên, hai đảo cuối cùng thực chất chỉ có các cơ quan quân sự, biên phòng và cơ quan khí tượng.
Mặc dù Ogasawara đã phát hiện quần đảo từ năm 1592 nhưng cho đến năm 1675, chính phủ Tokugawa mới tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản. Sau khi người phương Tây xâm chiếm các đảo này vào năm 1830, Nathaniel Savory, một người Mỹ, thực hiện việc chiếm Chichijima làm thuộc địa, đến năm 1862 chính phủ Nhật Bản mới tái khẳng định chủ quyền của mình.
Trong Thế chiến thứ hai, quần đảo này đã chứng kiến những trận đánh ác liệt. Trận Iwo Jima nổi tiếng đã diễn ra khi hải quân Mỹ đổ bộ vào đảo Iwojima và gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ quân Nhật đang đóng quân ở đây.
Dân cư hiện tại trên quần đảo này là con cháu của những người phương Tây đến từ giữa thế kỷ 19, người di cư từ quần và những người Nhật từ đất liền.
Các hòn đảo cực kỳ có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học. Nơi đây là minh chứng cho các quá trình sinh thái đa dạng, bao gồm cả sự tiến hóa của hệ động vật ốc trên cạn và tỷ lệ tuyệt chủng thấp của nó. Kết hợp nghiên cứu trọng tâm về chủ nghĩa đặc hữu, bức xạ thích ứng và sự tiến hóa của các loài sinh vật biển thành các loài trên cạn, quần đảo Ogasawara là trung tâm của bằng chứng quý giá này. Việc bảo vệ môi trường đảo quan trọng nhưng mong manh này có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bảo tồn Quần đảo Ogasawara.
Quần đảo có nhiều cảnh quan đa dạng và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, bao gồm cáo bay Bonin, một loài dơi cực kỳ nguy cấp và 195 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng; 441 loài thực vật bản địa đã được ghi nhận trên các hòn đảo; bên cạnh đó là nhiều loài cá, động vật biển có vú và san hô. Hệ sinh thái của Quần đảo Ogasawara phản ánh một loạt các quá trình tiến hóa được minh họa thông qua tập hợp các loài thực vật từ cả Đông Nam và Tây Bắc Á, cùng với nhiều loài đặc hữu.
Du lịch sinh thái tại quần đảo Ogasawara
Để đến được các hòn đảo này, du khách phải trải qua một hành trình kéo dài 24 tiếng nhưng những trải nghiệm sau đó hoàn toàn xứng đáng. Trên Đảo Ogasawara, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với những con đường mòn dành cho đi bộ cũng như tham gia các hoạt động ngắm cá voi và vui chơi trên những bãi biển cát trắng.
Mặc dù cũng nằm dưới sự quản lý của Tokyo nhưng quần đảo Ogasawara có một bản sắc hoàn toàn khác biệt so với thành phố. Đặc biệt là hòn đảo Chichijima nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp và cát trắng. Du khách có thể ghé thăm bãi biển Miyanohama ở phía bắc của đảo này để tham gia lặn với ống thở hoặc tận hưởng việc bơi quanh một con tàu đắm ngoài khơi bãi biển Sakiura ở Vịnh Futami.
Không chỉ trên quần đảo mà cả vùng biển xung quanh cũng là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã. Du khách có thể tham gia các tour ngắm cá heo và cá voi trong môi trường tự nhiên từ đảo Chichijima. Từ tháng 2 đến tháng 3 là thời điểm thích hợp để cá voi lưng gù, đối với cá nhà táng là tháng 5 đến tháng 11.
Bảo tồn môi trường tự nhiên ở đây là điều cực kỳ quan trọng bởi vì các đảo này có một hệ sinh thái rất đặc biệt. Do đó, khi ghé thăm quần đảo này, du khách cần tuân thủ các quy định và một số lưu ý như: Phải trên các lối đi, không được bẻ, hái, bắt hay gây tổn hại cho bất kỳ thực vật hoặc động vật hoang dã nào trên đảo.
Du lịch sinh thái có ý thức là điều rất cần thiết để bảo vệ di sản của đảo Ogasawara và duy trì tính hoang sơ của môi trường ở đây.
Năm 2011, quần đảo này đã được UNESCO liệt kê vào danh sách Di sản Thiên nhiên thế giới vì sự đa dạng của hệ sinh thái, phản ánh một loạt các quá trình tiến hóa.