Phong tỏa cả khu vực đào cát do nông dân phát hiện vật lạ dài 369m, đội điều tra khai quật quy mô lớn, 'báu vật' hơn 10.000 năm tuổi lộ diện

Phát hiện này ở Trung Quốc khiến các chuyên gia không thể giấu được sự bất ngờ.

Năm 1988, vào buổi sáng nọ, một người nông dân họ Khương, sống tại làng Khương Giao, Hàm Đan, Hà Bắc, Trung Quốc đã có một phát hiện bất ngờ. Trong lúc đào cát gần nhà, anh cảm thấy có vật gì đó cứng rắn dưới lớp đất. Từng tiếng va đập vang lên mỗi khi xẻng chạm vào khiến anh vô cùng tò mò. Không thể kìm nén sự tò mò, anh quyết định đào sâu hơn để tìm hiểu xem dưới lớp đất ấy là gì.

​Anh Khương ban đầu chỉ nghĩ đó là một tảng đá bình thường. Nhưng khi đào sâu hơn, anh không khỏi giật mình khi phát hiện ra một vật thể có hình thù kỳ lạ và kích thước lớn hơn nhiều so với những gì anh tưởng tượng. ​

"Báu vật" từ 10.000 năm trước đã bị đánh thức ở Trung Quốc. Ảnh: Internet

Sau khi đào bới một lúc, anh Khương không khỏi kinh ngạc khi phát hiện ra một con rồng đá khổng lồ đang ẩn mình dưới lớp đất. Hình dáng uốn lượn của nó vô cùng kỳ lạ và ấn tượng. Vì kích thước quá lớn, anh không thể tự mình di chuyển nên đã nhờ đến sự giúp đỡ của dân làng. Tin tức về phát hiện này nhanh chóng lan rộng và thu hút sự chú ý của chính quyền địa phương. Ngay lập tức, một đội điều tra đã được thành lập để tiến hành khai quật quy mô lớn tại hiện trường.

Kết quả đo đạc chính xác đã khiến các chuyên gia vô cùng kinh ngạc khi phát hiện con rồng đá khổng lồ có chiều dài lên đến 369m, cao 2,5m và rộng 4,6m. Điều bất ngờ hơn nữa là xung quanh con rồng chính còn có thêm 9 con rồng đá khác với kích thước nhỏ hơn, tạo thành một quần thể rồng đá độc đáo. Hiện tượng "thập long quy tụ" này đã trở thành một bí ẩn lớn đối với giới khảo cổ học tỉnh Hà Bắc, khơi dậy sự tò mò và thôi thúc các nhà khoa học đi tìm lời giải.

Các chuyên gia Trung Quốc cũng phải bất ngờ với phát hiện này. Ảnh: Internet

Phát hiện nói trên khiến nhiều chuyên gia khảo cổ học tranh cãi vì mỗi người lại có những quan điểm khác nhau về nguồn gốc của con rồng đá. Giáo sư Vương Đại Hữu, một trong những chuyên gia hàng đầu về văn hóa rồng của Trung Quốc, đã đưa ra một giả thuyết của riêng mình. Ông cho rằng một công trình quy mô và phức tạp như vậy thường sẽ để lại dấu tích lịch sử hoặc ít nhất là những câu chuyện dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế lại không có ghi chép nào liên quan tới "báu vật" này. Vậy nên ông tin rằng đây là một "kho báu" hình thành từ tự nhiên chứ không phải nhân tạo.

Theo tính toán của Giáo sư Vương Đại Hữu, dựa trên các đặc điểm địa chất của con rồng đá, có thể khẳng định rằng nó được hình thành tự nhiên trên bờ biển trong một khoảng thời gian rất dài, từ 10.000 đến 120.000 năm trước.

Cựu Giám đốc Viện Khoa học Địa lý tỉnh Hà Bắc, Giáo sư Lý Khánh Thần cũng đã đưa ra một giải thích khoa học cho sự hình thành của 10 con rồng đá. Theo ông, quá trình kết dính đá vôi từ cát sông cổ đại trong giai đoạn cuối kỷ Pleistocene, kéo dài từ 10.000 đến 120.000 năm trước đã tạo nên những hình thù độc đáo này. Giả thuyết này được củng cố bởi các bằng chứng thu thập được từ việc phân tích mẫu cát. Tới hiện tại, những suy đoán của vị Giáo sư này nhận được sự đồng thuận từ nhiều chuyên gia.