Những món ăn như 'liều thuốc độc' với bệnh nhân xương khớp thường ẩn náu trong mâm cơm ngày Tết

Những món ăn rất bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn ngày Tết dưới đây lại "đại kỵ" với người mắc bệnh xương khớp.

Tết là thời điểm giao mùa, mưa lạnh. Nghiên cứu từ Trung tâm y khoa Rotterdam (Hà Lan) chỉ ra, có hơn 60% người bệnh xương khớp bị đau nhức nhiều hơn mỗi khi thời tiết thay đổi.

Theo đó, sự thay đổi áp suất trong khí quyển, độ ẩm trong không khí, nhiệt độ, sức gió… có thể làm thay đổi áp lực, độ quánh của máu và dung môi trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ bị kích thích và có những phản ứng để đáp ứng lại. Tuy nhiên, với bệnh nhân xương khớp, khả năng đáp ứng với sự thay đổi môi trường thường kém hơn. Các dây chằng, bề mặt sụn khớp chịu áp lực lớn gây ra các cơn đau và dễ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Đặc biệt, thói quen ăn uống thả ga mùa Tết cũng được coi là "kẻ thù" của bệnh khớp. Vì thế, người bệnh cần tránh ngay những món ăn dưới đây để tránh tình trạng đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay ngày một nghiêm trọng!

Mâm cơm ngày Tết có nhiều món ăn gây ảnh hưởng không tốt tới xương khớp

Thịt gà

Những người lớn tuổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn.

Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày.

Món ăn nhiều mỡ

Tết là dịp xum vầy, ai cũng muốn nấu nhiều món ngon gia đình quây quần thưởng thức và tiếp đãi khách. Nào là thịt đông, thịt kho trứng hay canh măng giò heo thơm ngon khiến bạn không cưỡng lại được và rồi tặc lưỡi gắp thêm miếng nữa.

Nhưng bạn cần biết rằng, một nghiên cứu ở Mỹ đã cho rằng mỡ động vật hoặc thực phẩm nhiều dầu mỡ có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm đau ở khớp. Vậy nên, Tết này đừng ăn thả ga, hãy dừng đúng lúc để cơn đau khớp không ghé thăm và giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Măng, đồ muối chua

Trong dưa muối chứa chất gây tích tụ canxi, cản trở sự hấp thu của kẽm, không tốt cho xương

Trong măng có chứa chất cyanide, chất này có thể chuyển thành acid cyanhydric khi vào cơ thể, làm tăng hiện tượng đau nhức, vì vậy những người thường xuyên đau nhức xương khớp nên hạn chế ăn măng. Đồng thời, trong măng và các thực phẩm muối chua có chứa acid oxalic, đây là loại chất gây tích tụ canxi, cản trở sự hấp thu của kẽm, không tốt cho xương.

Thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thực phẩm gây ảnh hưởng rất lớn đối với chức năng của xương khớp. Loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy sự sưng, viêm ở các khớp hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường.

Trong chế độ ăn của người bị bệnh xương khớp, bạn nên hạn chế sự có mặt của thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt trâu, thịt lợn… Đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric. Ngoài ra, chúng còn là nguyên nhân thúc đẩy và làm tăng các phản ứng viêm, sưng tại các ổ khớp. Mặt khác, các loại thịt này còn có nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ…

Rượu, bia

Rượu bia thả phanh, “chén tạc chén thù” làm tăng nguy cơ đau lưng, nhức khớp

Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, thuốc lá… Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư…

Đồ ăn nhiều muối

Tuy muối được là một trong những gia vị chính trong bữa ăn hằng ngày, nhưng nếu ăn nhiều muối, ăn mặn thì hàm lượng natri cao trong muối có thể khiến các tế bào bị sưng do tích quá nhiều nước. Điều này khiến cho tình trạng sưng, viêm ở người bị viêm khớp, thoái hóa khớp nặng nề hơn, người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội hơn.

Dịch vụ y tế quốc gia Anh khuyến nghị: Mỗi người chỉ nên dùng lượng muối tối đa 6gr/ngày, tức là khoảng một muỗng cà phê muối. Riêng người bị bệnh tim mạch hoặc đau xương khớp thì nên tiêu thụ muối ít hơn lượng trung bình này.