Bệnh nặng mới tìm thuốc chữa
Việt Nam hiện vẫn đang là nước nông nghiệp với số cư dân làm ngành nghề này chiếm tỷ lệ khá lớn. Trong khi đó, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự thay đổi thường xuyên của thời tiết khiến sức khỏe người nông dân bị ảnh hưởng, rõ nhất là các bệnh vềcơ xương khớp. Mặt khác, so với các nước phát triển, nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào sức người, chưa áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc sức khỏe người lao động ở các vùng nông thôn bị giảm sút là điều khá dễ hiểu.
Bà Lê Thị Là (61 tuổi), thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình |
Bà Lê Thị Là (61 tuổi), thôn Phú Ân, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình bị thoái hóa khớp từ năm 2015. Ban đầu bà chỉ bị đau lưng, nghĩ bụng chỉ do cấy lúa, nhổ khoai nhiều nên bà cũng không khám đi khám hay uống thuốc. Dần dần, cơn đau ngày một nhiều hơn, lan lên cổ, ra cả hai bả vai rồi đến hai cánh tay, khiến bà không thể tiếp tục ra đồng làm việc. Đỉnh điểm, có lúc cơn đau như thắt ngang sống lưng, váng lên cả đầu. Lúc này, bà đi khám, chụp chiếu thì được bác sĩ kết luận bị thoái hóa xương khớp.
"Nhờ hàng xóm giới thiệu mà tôi biết đến Viên khớp Tâm Bình, uống hết 8 hộp thì tôi đi lại thoải mái, ra đồng làm việc không còn bị đau như trước. Sản phẩm chất lượng, mà giá còn hợp lý nữa, người nông dân như chúng tôi cũng mua được nên tôi rất hài lòng”, bà Lê Thị Là chia sẻ.
“Ở quê tôi có mấy ai phát hiện được bệnh này sớm đâu. Cứ nghĩ làm đồng nhiều nên đau mỏi, khi đau không làm được việc thì bệnh cũng trở nặng rồi. Vả lại, thu nhập cũng eo hẹp nên cũng chẳng ai đầu tư thuốc thang gì, cứ dầu gió, cao xoa, nặng rồi mới phải tìm cách chữa”, bà Là thông tin thêm.
Chữa đau khớp phải đúng thuốc, đúng cách
Bệnh xương khớp tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến sức khỏe người bệnh sụt giảm rất nhanh, những cơn đau nhức dẫn đến tình trạng ăn không ngon ngủ không yên, trường hợp nặng còn có thể dẫn đến bị liệt hoặc tàn phế. Giống như các căn bệnh khác, điều trị khớp sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi mới chớm bị. Tuy nhiên, nhiều người bệnh lại chủ quan hoặc không có điều kiện chăm sóc sức khỏe đầy đủ như trường hợp của bà Là khiến cho việc chữa trị khó khăn hơn.
Mặc dù vậy, theo Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng –Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, người bị bệnh xương khớp nếu được điều trị đúng thuốc, đúng cách hoàn toàn có thể tìm lại được sức khỏe của mình.
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng |
Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng cho rằng phương pháp điều trị thoái hóa khớp khả quan nhất hiện nay là sử dụng sản phẩm Đông y có nguồn gốc từ thảo dược. Điểm mạnh của phương pháp này là các thảo dược lành tính, tác động vào căn nguyên,giải quyết các triệu chứng từ gốc đến ngọn, nhờ đó mang lại hiệu quả lâu dài, an toàn với người sử dụng. Bệnh nhân xương khớp cấp tính hay mãn tính đều có thể dùng Đông y để trị bệnh. Đối với Tây y dù hiệu quả nhanh hơn nhưng dễ gây các tác dụng phụ, nhất là những người có các bệnh lý nền hoặc sức đề kháng của cơ thể kém.
Một ưu điểm khác của sản phẩm Đông y là bên cạnh việc loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong còn giúp bồi bổ, tăng cường cơ thể. Do đó, những biến chuyển của bệnh dù chậm hơn nhưng về lâu dài mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, bác sĩ Hằng cũng khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm Đông y có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất bởi các đơn vị dược phẩm uy tín, có thương hiệu, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Hồng Liên