Làm sao để đối mặt với lo âu, sợ hãi và thất vọng khi startup?

Theo quan điểm của tôi, bạn cần chọn lọc người mà bạn muốn chia sẻ. Đừng đi kể chuyện khắp mọi nơi với bất kỳ ai vì không phải ai cũng có đủ khả năng hay sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn. Hãy lựa chọn những người có thể hiểu và lắng nghe bạn như trong nhóm bạn bè, đồng nghiệp hay gia đình.

 

 

Sramana Mitra, người sáng lập One Million by One Million (1M/1M), chia sẻ cách bà nắm bắt những suy nghĩ tư tưởng kinh doanh trong quá trình sáng lập doanh nghiệp trên Linkedin:

Startup là một con đường vô cùng khó khăn. Vì vậy, nếu bạn muốn dấn thân vào thế giới này, bạn phải chuẩn bị tinh thần cho những thách thức đó. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, nhiều lần rơi vào trạng thái sợ hãi, thiếu tự tin, thậm chí thất vọng.

Tôi có thể chia sẻ một vài công cụ hữu hiệu từ kinh nghiệm của tôi với vai trò một doanh nhân và người sáng lập 1M/1M trên toàn cầu – nơi chúng tôi đang nuôi dưỡng và cố vấn cho rất nhiều doanh nghiệp.

Trước tiên, tôi đề nghị bạn tạo ra một tập hợp các mục tiêu rõ ràng mà bạn có thể thực hiện theo từng bước. Điều này phải bao gồm những cột mốc nhỏ, những hành động nhỏ và cơ hội để giành chiến thắng nhỏ trên cơ sở hàng ngày, hàng tuần. Nó sẽ giúp bạn tiến lên, tiếp tục hành trình với suy nghĩ tích cực và tạo cảm giác bạn đang tiến bộ.

 

Thứ hai, bạn cần nhận những phản hồi hữu ích. Cho dù đó là từ những người trong các mối quan hệ tin cậy hay từ cố vấn chính thức, bạn cần phải nhận được các thông tin phản hồi. Bạn cần phải hiệu chỉnh nếu phản hồi của họ là đúng. Như tôi đã nói ở trên, với các bước nhỏ, nếu bạn có thể đo lường chúng, các số liệu sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin phản hồi về việc liệu bạn đang đi đúng hướng. Tôi liên tục thử nghiệm với nhân viên của tôi và đã tạo ra một công ty không ngừng học tập. Nếu một số thử nghiệm thất bại, chúng tôi cũng sẽ không bận tâm vì miễn là những thử nghiệm khác thành công và chúng tôi đang đoàn kết để tiến lên phía trước.

Thứ ba, bạn phải tận dụng thế mạnh của bản thân thường xuyên. Đây là cách giúp bạn luôn nổi trội. Sự nổi trội tạo nên sự hưởng thụ. Nó tạo ra niềm vui và cũng có thể là sự thất vọng.

Thứ tư, bạn phải duy trì sự tập trung, nâng cao nhận thức và hiểu rõ cuộc hành trình của bạn. Nếu bạn không thể đạt sự thành công ở một mức độ siêu nhiên, có thể niềm đam mê của bạn là không lớn. Để duy trì chúng, bạn cần phải rất nỗ lực.

 

 Thứ năm, tập trung giảm thiểu sự phiền nhiễu xuống mức nhỏ nhất có thể. Bạn cần biết nói “không” với những cơ hội ngẫu nhiên khi bạn thấy chúng không liên kết với chiến lược của bạn. Điều này cũng giúp bạn kiểm soát mọi vấn đề.

Thứ sáu và rất khó khăn, bạn cần phải kiểm tra sự sợ hãi thất bại.

Thứ bảy, nếu bạn thực sự muốn chìm đắm trong công việc, bạn cần tự ý thức về việc buông bỏ. Đây là một trạng thái giúp bạn sẵn sàng cho những điều bất ngờ xảy ra, Nó giúp bạn buông bỏ thời gian để giải quyết vấn đề.

 

Tất cả những điều trên tạo nên một trạng thái tinh thần thú vị chứ không phải là trạng thái tinh thần chán nản.

Theo quan điểm của tôi, bạn cần chọn lọc người mà bạn muốn chia sẻ. Đừng đi kể chuyện khắp mọi nơi với bất kỳ ai vì không phải ai cũng có đủ khả năng hay sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn. Hãy lựa chọn những người có thể hiểu và lắng nghe bạn như trong nhóm bạn bè, đồng nghiệp hay gia đình.

Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết tại mục Kinh doanh

Theo MyLink.vn

Nên đọc