Theo đó, hỗ trợ 3 chủ thể có sản phẩm chứng nhận OCOP. Cụ thể Công ty TNHH Thiên Hương Phát với nhóm thực phẩm chế biến từ rau, củ, quả, thảo mộc dạng đóng hộp, sấy khô, bột, trà túi lọc; rau, củ, quả, thảo mộc tươi.
Hình minh họa
Tiếp theo hỗ trợ Công ty TNHH Seed Coffee với sản phẩm cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn; rau, củ, quả, thảo mộc tươi. Và Công ty TNHH DALAHUB International với nhóm thực phẩm chế biến từ rau, củ, quả, thảo mộc dạng đóng hộp, sấy khô, bột, trà túi lọc; rau, củ, quả, thảo mộc tươi. Cơ chế hỗ trợ 100% kinh phí từ ngân sách Trung ương với mức không quá 35 triệu đồng/nhãn hiệu.
TS. Đào Đức Huấn, Trưởng phòng Quản lý OCOP và Du lịch nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, sau hơn 5 năm, chương trình OCOP đã được triển khai rộng khắp và có sự lan tỏa mạnh mẽ ở tất cả 63/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Chương trình đã khẳng định sự phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt, chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn….
Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ông Lê Huy Anh, cho biết, trong thời gian tới, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có sự ưu tiên, hỗ trợ các chủ thể OCOP trong đăng ký nhãn hiệu, đẩy nhanh hơn nữa thời thẩm định hồ sơ; hỗ trợ các chủ thể OCOP (quốc gia, tiêu biểu) đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài...