Lãi suất cao bài toán ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023

(CL&CS) - Ngày 11/5, tại TP Hà Nội,Tọa đàm Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) Việt Nam tổ chức.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội PGS. TS. Nguyễn Anh Thu nhận định: Lãi suất hợp lý được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại. Lãi suất là vấn đề rất lớn, có tác động sâu sắc tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự hoạch định chính sách trong thời gian tới. Kể từ năm 2021, cùng sự phục hồi của của các nền kinh tế lớn sau đại dịch Covid-19, lạm phát vẫn tăng cao ở nhiều quốc gia.

Tọa đàm Tác động môi trường lãi suất cao tới ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng năm 2023.

Tuy nhiên, ở nước ta lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tốc độ tăng chỉ số tiêu dùng CPI  năm 2022 đạt 3,15% và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Có được kết quả như vậy là do Việt Nam đã áp dụng và điều chỉnh các chính sách một cách linh hoạt và phù hợp để chủ động đối phó với những rủi ro lạm phát và những yếu tố rủi ro nội tại và rủi ro từ bên ngoài

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) TS. Nguyễn Tú Anh biết, môi trường lãi suất cao đang ảnh hưởng nặng đến năng lực cạnh tranh. Kinh tế đã gặp phải nhiều khó khăn của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cùng với sự suy giảm mạnh của hoạt động xuất khẩu trong quý IV năm 2022.

Các diễn giả, chuyên gia trả lời, hỏi đáp.

Đồng quan điểm này, Trưởng đại diện Văn phòng KAS tại Việt Nam Florian Feyerabend cũng cho rằng, lãi suất cao vẫn là một hạn chế lớn cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Lãi suất cao sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của nền kinh tế - động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Các chuyên gia cho rằng, việc giảm lãi suất sẽ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tăng trưởng năng lực cạnh tranh và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc điều hành lãi suất được coi là một công cụ của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước luôn điều chỉnh lãi suất điều hành một cách linh hoạt theo hướng bảo đảm các mục tiêu chính sách tiền tệ, đồng thời hài hoà lợi ích các bên như người gửi tiền, các tổ chức tín dụng và người vay.

TIN LIÊN QUAN