Bộ công thương đề nghị sở công thương các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc Bộ có kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa và xử lý các biến động bất thường của thị trường.
Theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn...
Chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu. bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Phối hợp với các doanh nghiệp, hệ thống phân phối tăng các chương trình khuyến mại tập trung quy mô lớn, đồng bộ trên toàn quốc, tạo hiệu ứng lan tỏa, khuyến khích người dân mua sắm hàng Việt Nam...
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong các hoạt động thương mại; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn ứng dụng công nghệ số để mở rộng thị trường, tăng cường kết nối cung cầu.
Khuyến khích các doanh nghiệp thương mại điện tử triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá, đặc biệt trong dịp Tết để kích thích tiêu dùng…
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu dự trữ đầy đủ xăng, dầu; có phương án đảm bảo nguồn cung cho thị trường; giám sát, kiểm tra việc bán hàng và các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng, dầu...
Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng...
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động lập phương thức trực vận hành cung cấp điện, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán và quý I-2025.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng, dầu dự trữ lưu thông, tổng nguồn xăng, dầu tối thiểu đã được phân giao năm 2025, bảo đảm nguồn cung ổn định phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân...