Khám phá ngôi đình cổ 200 năm tuổi giữ kỷ lục có 3 thiết chế văn hóa là di tích quốc gia, được UNESCO bình chọn vào 'Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam'

Tháng 3/2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập cho đình Thoại Ngọc Hầu kỷ lục về nơi thờ phụng và được xếp hạng cùng lúc 3 thiết chế văn hóa vật thể và phi vật thể.​

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

Quang cảnh bên ngoài đình Thoại Ngọc Hầu.
Không hoành tráng về kiến trúc, cũng không bề thế về quy mô, nhưng đình Thoại Ngọc Hầu lại khiến nhiều người ngưỡng mộ khi sở hữu kỷ lục Việt Nam về 3 thiết chế văn hóa.

Đúng như tên gọi, đình Thoại Ngọc Hầu là nơi thờ danh thần Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), người có công lớn trong việc khai phá vùng biên thùy Tây Nam ngày nay. Trong đó có việc đào kênh nối liền sông Hậu ở Long Xuyên với Rạch Giá (Kiên Giang). Và cũng chính công trình này đã khai sinh cho vùng đất mang tên vị danh thần này và khai sinh ra ngôi đền có 3 kỷ lục quốc gia.

Bia khắc xếp hạng Di tích quốc gia.
Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của lễ hội Kỳ Yên.

Theo sử liệu ghi chép, sau khi ban lệnh đo đạc, phát cỏ, tháng 2.1818, vua Gia Long chỉ thị cho Thoại Ngọc Hầu tổ chức cho phu đào kênh. Tháng 4 năm đó, công việc hoàn thành, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ lại bản đồ hiện trạng con kênh dâng lên vua ngự lãm.

Để tưởng thưởng xứng đáng cho công ông Thoại Ngọc Hầu, năm 1819 vua ban chỉ: Cải danh núi Sập (Sập sơn) ngọn núi nằm bên bờ kênh, thành tên ông: Thoại Sơn, và lấy tên núi Thoại (Thoại Sơn) đặt tên kênh, tức Thoại Sơn Hà (theo ghi chép của “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, năm Gia Long thứ 18 (1819), vua ban chỉ đặt tên sông là Thoại Sơn, Hán tự là Thoại Sơn Hà).

Bên trong đình.
Đây là nơi thờ danh thần Nguyễn Văn Thoại.
Năm 1822, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia Thoại Sơn và khánh thành chùa Thoại Sơn, và thần miếu tại triền núi, nay là đình Thoại Ngọc Hầu.

Nhân sự kiện này, năm 1822, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia Thoại Sơn và khánh thành chùa Thoại Sơn, và thần miếu tại triền núi, nay là đình Thoại Ngọc Hầu.  Bia Thoại Sơn được khắc trên đá có tổng cộng 629 chữ. Năm 1877, Chủ tỉnh Long Xuyên cho dời bia này về dựng trong khuôn viên dinh Tham biện. Đến 1907, Chủ tỉnh lại cho trả bia về Thoại Sơn. Và sau đó bia được đặt trong miếu thần đến nay. Năm 1990, Bia Thoại Sơn được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Bia Thoại Sơn được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990.

Đến năm 2019, Đình Thoại Ngọc Hầu và Bia Thoại Sơn được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia. Theo địa chí An Giang, đây là 1 trong 3 công trình di tích lịch sử loại bi ký nổi tiếng ở Việt Nam dưới chế độ phong kiến còn lưu lại đến nay, được nhiều người truyền tụng.

Việc được Thoại Ngọc Hầu nạo vét và đào mới kênh dẫn thủy, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân nơi đây ngày phát triển. Tưởng nhớ đến công lao to lớn đó, nhân dân Thoại Sơn lập đình thờ ông là thần Thành hoàng bổn cảnh, tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Vẫn với các nghi thức chung: Nghinh thần, Túc yết, Xây chầu, Đại bội và Lễ Chánh tế, nhưng không như thông lệ của đình Nam Bộ, ba năm tổ chức đại lễ Kỳ Yên, ở đình thần Thoại Ngọc Hầu,  tế lễ và mời gánh hát bội về Xây chầu cúng thần hàng năm.

Hơn thế nữa, Lễ Kỳ yên ở đây lại trùng với dịp Giỗ Tổ Hùng Vương nên lượng người tham gia rất đông và náo nhiệt. Chính điều này đã tạo cho lễ hội Kỳ yên ở đây sự khác biệt.

Ghi nhận sự độc đáo đó, năm 2020, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chứng nhận và đưa Lễ hội Kỳ yên ở Đình Thoại Ngọc Hầu vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Với việc cùng lúc có 3 thiết chế văn hóa được xếp hạng quốc gia, tháng 3.2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập cho Đình Thoại Ngọc Hầu kỷ lục về nơi thờ phụng và ghi nhận công đức danh thần Thoại Ngọc Hầu cho cùng lúc 3 thiết chế văn hóa vật thể và phi vật thể, gồm: Bia Thoại Sơn; Ngôi đình và Lễ hội Kỳ yên, được xếp hạng di tích quốc gia.

Tháng 3/2021, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập cho đình Thoại Ngọc Hầu kỷ lục về nơi thờ phụng và ghi nhận công đức danh thần Thoại Ngọc Hầu, được xếp hạng cùng lúc 3 thiết chế văn hóa vật thể và phi vật thể, gồm: Bia Thoại Sơn; Ngôi đình và Lễ hội Kỳ yên.

Nằm bên triền Núi Sập, được rừng cây cổ thụ khoác lên mình kiến trúc di tích xưa thêm nét cổ kính, trầm mặc. Cách đó không xa là Khu du lịch Lòng hồ ông Thoại với chuỗi hồ trong lòng núi độc đáo, mới lạ...

Đình Thoại Ngọc Hầu cũng từng được UNESCO Việt Nam bình chọn vào Top 100 'Điểm đến ấn tượng Việt Nam năm 2013'.

Cùng với lòng tín ngưỡng về danh thần đã dày công đôn đốc đào kênh, dẫn thủy mang lại sự ấm no cho vùng đất, Đình Thoại Ngọc Hầu được người dân thường xuyên thăm viếng, chiêm bái quanh năm. Do vậy, nơi đây từng được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bình chọn vào “Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam".

TIN LIÊN QUAN