Huyện Chương Mỹ phát triển nông sản an toàn và bền vững nhờ Chương trình OCOP

(CL&CS) - Thời gian qua, tập trung phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã và đang xây dựng vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung gắn với phát triển chuỗi giá trị nông sản an toàn và bền vững. Từ đó nhiều mô hình phát triển sản phẩm OCOP được hình thành mang lại hiệu quả kinh tế.

Về  thôn 4, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), chúng tôi tìm về cơ sở sản xuất của chàng kỹ sư nông nghiệp thế hệ 8X. Mang một loại dược liệu quý - cây cà gai leo, trồng và chăm sóc đến khâu chế biến thành sản phẩm đóng gói. Anh Phan Trung Kiên - Chàng kỹ sư nông nghiệp mong muốn tạo ra những sản phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng.

Là vùng đất bán sơn địa, huyện Chương Mỹ phát triển mô hình sản phẩm từ cây cà gai leo.

Anh Trung Kiên cho biết, cây cà gai leo là một vị thuốc nam quý, được Y học cổ truyền ghi nhận nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Từ công dụng của cây cà gai leo trong y học, và nhu cầu sử dụng sản phẩm trà túi lọc tiện lợi ngày một tăng trong thói quen của người tiêu dùng.

Chàng kỹ sư Trung Kiên luôn mong muốn phát triển sản phẩm nông nghiệp an toàn đến với người tiêu dùng.

Anh đã cùng các cổ đông thành lập Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long và tham gia chương trình OCOP, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Và có thể thấy, từ sự hỗ trợ đó cùng những nỗ lực của chính mình với tinh thần không ngừng sáng tạo, Công ty đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Anh Kiên cũng chia sẻ với chúng tôi, Được hỗ trợ nhiều từ chính sách của nhà nước như: trước kia đi tham gia hội trợ phải mất rất nhiều chi phí, bây giờ gian hàng gần như không mất phí. Ngoài ra, được nhà nước tổ chức chương trình cập nhật kiến thức để phát triển sản phẩm như, bán hàng online, được Chương trình OCOP hỗ trợ nhiều, đưa sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, Chương Mỹ là một trong những địa phương có số lượng sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP cao nhất của thành phố Hà Nội. Huyện Chương Mỹ có một khu công nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170ha, có 6 cụm công nghiệp đã hình thành và đi vào hoạt động ổn định. Huyện cũng có 36 làng nghề, một số nghề truyền thống rất phát triển như: Sản xuất mây tre giang đan, mộc, thêu ren... Với thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp như: Gạo hữu cơ Đồng Phú, Bưởi Chương Mỹ, rau an toàn Chúc Sơn, trứng gà Tiên Viên... đã tạo điều kiện thuận lợi để Chương Mỹ thực hiện Chương trình OCOP.

Chia sẻ về giai đoạn khó khăn, một cộng sự tham gia mô hình cùng anh Kiên chia sẻ: có những giai đoạn khó khăn an hem làm việc không có Tết, mùng 3 Tết là phải đi từ 3:00 sángcông tác thăm các vùng trồng, vùng nguyên liệu. Đến giai đoạn phát triển vùng nguyên liệu. Kiên là người luôn có ý tưởng mới và luôn muốn biến ý tưởng của mình thành sản phẩm thực tế, mà lại thích cái gì đơn giản, chứ không cần phải cầu kỳ phức tạp.

Trong chuỗi giá trị sản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định.

Mô hình trồng cà gai leo do Trung Kiên điều hành, có diện tích hơn 20 ha diện tích tại huyện Chương Mỹ và một số địa phương khác …  Đây là một trong những mô hình hiệu quả, từ vùng quê, với sức lao động, sáng tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân xung quanh. Nhận thấy vừa gần gũi với mọi người, quy trình sản xuất đơn giản và dễ sử dụng, nên anh Kiên đã lựa chọn tập trung vào trà túi lọc cà gai leo. Sản phẩm của anh khi ra mắt đã được nhiều người đón nhận, và đạt chứng nhận OCOP 4 sao.  Không chỉ gây chú ý với trà túi lọc cà gai leo, Anh Phan Trung Kiên còn mở rộng khi chăn nuôi gà trắng Ai Cập.

Từ trồng nguyên liệu đến chế biến đóng gói sản phẩm đã tạo công việc ổn định cho nhiều người lao động.

Chia sẻ với chúng tôi, Bà Nguyễn Thị Hiến – lao động Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long cho biết: Nguồn thu nhập của chúng tôi ổn định, đời sống cũng nâng cao hơn trước đây nhiều. Anh Kiên luôn tìm kiếm, sáng tạo sản phẩm mới để chúng tôi có thêm công việc, ổn định kinh tế.

Mô hình nuôi gà từ hỗn hợp tự sản xuất và cà gai leo.

Điều đặc biệt ở nơi này chính là gà sẽ được ăn thực phẩm chế biến từ hỗn hợp tự sản xuất và cà gai leo, hoặc các loại dược liệu khác, không dùng kháng sinh.

Đây là một trong nhiều mô hình kinh tế trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của TP Hà Nội được hỗ trợ tạo điều kiện từ chương trình OCOP của Chính Phủ. Ngoài ra, TP Hà Nội còn có kế hoạch tập trung phát triển các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ… và lấy doanh nghiệp làm trung tâm để kết hợp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, vừa phát triển kinh tế, tạo công an việc làm ổn định đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

TIN LIÊN QUAN