Giảm tác động tiêu cực, cải tiến phương thức làm việc với HTQLCL TCVN ISO 9001

(CL&CS) - Có thể khẳng định, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 là một trong những nhiệm vụ góp phần xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Qua đó giúp cán bộ, công chức triển khai công việc và quản lý hồ sơ công việc một cách minh bạch, khoa học, nhanh chóng, đúng thời gian; từng bước cải tiến phương thức làm việc, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân.

Việc triển khai Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước đã khẳng định vai trò của tiêu chuẩn là công cụ quan trọng, hỗ trợ các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chuẩn hóa quá trình giải quyết công việc, cải tiến phương thức thực thi công vụ.

Mục tiêu chính là hướng tới sự hài lòng của tổ chức, cá nhân có liên quan; minh bạch hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính, hướng đến nền hành chính hiện đại, dân chủ, trong sạch và vững mạnh. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hoạt động cải cách hành chính nhà nước.

HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là công cụ để quản lý, kiểm soát công việc trong một tổ chức như: minh bạch, thống nhất cách thức giải quyết công việc; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc giải quyết công việc; đưa ra các yêu cầu để kiểm soát thông tin; Hướng dẫn quản lý rủi ro và cơ hội… Vì vậy, tiêu chuẩn này đã được Chính phủ, các Bộ ngành lựa chọn, quy định bắt buộc áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước như là một công cụ cải cách hành chính.

Theo các chuyên gia, việc áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn chất lượng TCVN ISO 9001:2015 sẽ đem lại hiệu quả khả quan, giúp công chức triển khai công việc và quản lý hồ sơ công việc một cách khoa học, rút ngắn thời gian xử lý các văn bản, giải quyết TTHC nhanh chóng, đúng thời gian; đồng thời, từng bước cải tiến phương thức làm việc, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.

TCVN ISO 9001:2015 gồm 10 điều khoản, tương ứng với chu trình PDCA (lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - cải tiến), được đánh giá là sự nâng cấp và thay thế hoàn hảo cho HTQLCL trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm.

HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là công cụ để quản lý, kiểm soát công việc trong một tổ chức. (ảnh minh họa)

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 233 cơ quan đang áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của mình, gồm 34 cơ quan trung ương đóng tại địa phương, các sở ngành và Chi cục thuộc Sở; 15 UBND cấp huyện và 184 UBND cấp xã của 15 UBND cấp huyện.

Để HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan HCNN luôn có hiệu lực, hiệu quả, quá trình áp dụng các cơ quan phải duy trì, cải tiến, xem xét, đánh giá định kỳ, thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp. Và việc xét, đánh giá định kỳ, thường xuyên này phải thông qua hoạt động đánh giá nội bộ HTQLCL.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc có 175 cơ quan hành chính đang áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015. Trong đó có 39 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thuộc diện bắt buộc áp dụng; 136 xã, phường, thị trấn thuộc diện khuyến khích áp dụng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành kiểm tra việc duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng ở tất cả các đơn vị. Chủ trì công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng là Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc.

Đề án số hóa và chuyển đổi số hệ thống hồ sơ, tài liệu ISO 9001: 2015 (từ bản giấy sang bản điện tử) vào hoạt động của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, được triển khai thực hiện trong giai đoạn từ 2023 – 2030, tại 41 đơn vị (09 huyện, thành phố và 20 sở, ban, ngành và 12 Chi cục), được thay thế từ bản giấy sang bản điện tử, số hóa và chuyển đổi số có gắn mã QR, tích hợp trên trang thông tin điện tử các cơ quan nhằm công khai hóa quy trình quản lý, tổ chức công việc, giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. 

Hay tại tỉnh Bình Phước, từ đầu năm 2023, tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cải cách hành chính, đặc biệt qua việc áp dụng TCVN ISO 9001:2015, đến nay, 100% đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh đã xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015.

Tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính 23 hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; 10 hồ sơ công bố hợp chuẩn và 1 hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng; kiểm định 7.383 phương tiện và tiếp nhận 1 hồ sơ sửa chữa, thay thế cột đo xăng dầu.

Theo Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, chính sách, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện nhằm nâng cao giá, cũng như khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

TIN LIÊN QUAN