EEA 2024: Nền tảng cho sự phát triển bền vững và ứng dụng các công nghệ mới

(CL&CS) - Ngày 21/6/2024, Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất (The first National Conference on Energy, Electronics, and Automation - EEA 2024).

Hội nghị là tổ chức diễn đàn học thuật cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu công bố các kết quả, định hướng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh được thảo luận các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực Năng lượng, Điện tử, Tự động hóa; Thúc đẩy năng lực nghiên cứu, liên kết và hợp tác trong lĩnh vực Năng lượng, Điện tử, Tự động hóa giữa các trường thuộc Bộ Công Thương.

Quang cảnh Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa

Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất (EEA 2024) có sự tham dự của các đại biểu như Ông Trần Quang Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Năng lượng nguyên tử - Bộ KH&CN; Ông Nguyễn Quốc Trung – Phó Giám đốc Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia; Các quý vị đại biểu đại diện cho giám hiệu các trường: Đai học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp TP. HCM; Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp; Trường Đại học Điện lực; Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì; Cùng đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu...

PGS.TS. Phạm Văn Đông - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp, cho biết, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên khoa học và công nghệ sôi động hơn bao giờ hết khi mà những đột phát về công nghệ đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ… Từ các hệ thống trí tuệ nhân tạo dựa vào dữ liệu lớn ChatGP3.5 tới 4.0 rồi 4o, từ Google Brad tới Gemini và sự ra đời của hàng loạt các hệ thống phần cứng nổi bật như hệ thống sản xuất thông minh, sản xuất linh hoạt, sản xuất tinh gọn.

Song hành với điều đó là việc tích hợp mạnh mẽ các mô hình trí tuệ nhân tạo AI và học máy (Machine learning) vào các hệ thống sản xuất đang là xu thế tất yếu và bắt buộc cho quá trình sản xuất trong thời đại số. Điều này đã tạo ra những sự chuyển đổi đầy mới mẻ như sự chuyển đổi từ Nhà máy tự động sang Nhà máy thông minh và tiến tới Nhà máy trí tuệ nhân tạo hay Nhà máy bản sao số.

Cuộc chạy đua tìm kiếm các nguồn Năng lượng mới, xanh và bền vững cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhu cầu về năng lượng cho các thiết bị, máy móc mà gần đây nhất là xe điện trở nên ngày càng lớn. Từ các nguồn năng lượng sạch kinh điển như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt các nhà khoa học đã tiến xa hơn tới các nguồn năng lượng sóng biển, năng lượng gió ngoài khơi, nhiệt đại dương và năng lượng sinh học.

Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa luôn được coi là mạch máu, hệ thần kinh và xương sống của một nền công nghiệp hiện đại. Sự ổn định và mạnh mẽ của Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa sẽ là nguồn động lực to lớn cho sự phát triển của một nền công nghiệp, của một quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0) đang thay đổi toàn diện các ngành công nghiệp thông qua việc tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data).

Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa luôn được coi là mạch máu, hệ thần kinh và xương sống của một nền công nghiệp hiện đại. Sự ổn định và mạnh mẽ của Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa sẽ là nguồn động lực to lớn cho sự phát triển của một nền công nghiệp, của một quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Industry 4.0) đang thay đổi toàn diện các ngành công nghiệp thông qua việc tích hợp các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data). Trong bối cảnh đó, vai trò Năng lượng, Điện tử, và Tự động hóa càng trở nên then chốt và là nền tảng cho sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới.

Việc tăng cường hợp tác, trao đổi học thuật, tìm kiếm những hướng nghiên cứu, xu hướng công nghệ mới mà đặc biệt là các hướng nghiên cứu liên ngành, đa lĩnh vực là xu thế tất yếu đối với các nhà khoa học nghiên cứu về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa.

Hội nghị khoa học quốc gia về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa lần thứ nhất vì thế lại càng trở nên quan trọng và mang đậm tính thời sự. Hội nghị lần này được kỳ vọng là một diễn đàn chuyên sâu, nơi các chuyên gia trong nước và quốc gia hội tụ để giới thiệu, trao đổi, chia sẻ và thảo luận về các vấn đề mới nhất về Năng lượng, Điện tử và Tự động hóa. Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ nước nhà nói riêng và góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển đất nước nói chung, PGS.TS. Phạm Văn Đông nhấn mạnh.

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội coi việc tổ chức hội nghị lần này là trách nhiệm và cơ hội lớn để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam tới các nhà khoa học trong nước và quốc gia.

Đại diện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng thông tin, các nhà khoa học chia sẻ những thành tựu, những khám phá mới, những ý tưởng đột phá; tạo bước tiến vượt bậc thúc đẩy sự phát triển bền vững và khởi tạo những sản phẩm, dịch vụ mang tầm quốc gia. Từ đó các đơn vị cùng nhau học hỏi, trao đổi, chia sẻ và cùng nhau xây dựng những cơ hội và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.

EEA 2024 đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả đến từ 8 quốc gia với tỷ lệ chấp nhận đăng trung bình 60%. Hội nghị sẽ được chia làm 02 phiên: Phiên toàn thể với 04 bài Keynote và Phiên tiểu ban chuyên môn được chia thành 8 tiểu ban chuyên môn và 01 tiểu ban poster. 

TIN LIÊN QUAN