Đến 20/9, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 7,17%

(CL&CS) - Theo Ngân hàng Nhà nước, đến 20/9/2021, tín dụng toàn nền kinh tế và huy động vốn từ các tổ chức tín dụng lần lượt tăng 7,17% và 4,28% so với mức 4,99% và 7,35% năm 2020.

Tháng 9, tín dụng giảm 0,23% so với tháng 8 nên lũy kế đến 20/9, tăng trưởng tín dụng chỉ còn 7,17% so với đầu năm (Ảnh: SHB).

Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, tín dụng đã chậm lại trong tháng 9 với mức giảm 0,23% so với tháng 8, tương đương khoảng 30.000 tỷ đồng trong bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp. Do vậy, chênh lệch giữa tiền gửi - tín dụng đã được cải thiện và giúp giảm áp lực lên thanh khoản hệ thống.

Trung tâm phân tích và Tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, chính sách tiền tệ trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt, bao gồm tăng hạn mức tín dụng, tiếp tục có các biện pháp giảm lãi suất cho vay hoặc thậm chí có thể giảm lãi suất điều hành…

Mới đây, ngày 29/9, Ngân hàng Nhà nước công bố danh sách 16 ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay hơn 43% theo cam kết 20.613 tỷ đồng. Các ngân hàng này thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng.

Trong khoảng thời gian 15/7 - 31/8, 16 ngân hàng thương mại chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế đã giảm lũy kế cho khách hàng 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) giảm tiền lãi 4.726 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,06 triệu tỷ đồng cho trên 3 triệu khách hàng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) giảm tiền lãi 1.032 tỷ đồng cho gần 304.765 khách hàng với tổng dư nợ trên 910.556 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm tiền lãi 943 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 725.167 tỷ đồng cho 238.865 khách hàng. 

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) giảm tiền lãi 857 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 701.322 tỷ đồng cho 302.977 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) giảm tiền lãi 550 tỷ đồng cho 103.978 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 93.613 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giảm tiền lãi 155 tỷ đồng cho 842 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 49.371 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giảm tiền lãi 137 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 125.677 tỷ đồng cho 218.312 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) giảm tiền lãi 126 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 77.885 tỷ đồng cho 20.916 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) giảm tiền lãi 83 tỷ đồng cho 6.186 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 9.095 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giảm tiền lãi 83 tỷ đồng cho 65.423 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 89.335 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) giảm tiền lãi 51 tỷ đồng cho 11.879 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.016 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) giảm tiền lãi 48 tỷ đồng cho 2.150 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 25.925 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giảm tiền lãi 37 tỷ đồng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 69.595 tỷ đồng cho 32.423 khách hàng.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) giảm tiền lãi 30 tỷ đồng cho 123 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 11.683 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) giảm tiền lãi 5 tỷ đồng cho 8.358 khách hàng với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 8.439 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) giảm tiền lãi 3 tỷ đồng tiền lãi tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 3.206 tỷ đồng cho 4.839 khách hàng.

TIN LIÊN QUAN