Danh mục động vật, sản phẩm thủy sản kiểm dịch, miễn kiểm dịch

(CL&CS) - Ngày 28/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Thông tư 06 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung mục II phần A và phần B Phụ lục I của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT. Theo đó: Các loại sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định mới gồm: Sản phẩm động vật thủy sản (gồm cả phôi, trứng, tinh dịch, ấu trùng) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh. Sản phẩm động vật thủy sản khác phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch được sửa đổi, bổ sung như sau: Động vật, sản phẩm động vật thủy là sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao. Sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu (quy định mới). Sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm (quy định mới). Sản phẩm động vật thủy sản được nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm (quy định mới). Sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu nhưng bị triệu hồi hoặc trả về (quy định mới).

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản mang theo người, gửi qua đường bưu điện, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ giấy hoặc gửi trực tiếp.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xử lý hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thú y và thực hiện kiểm dịch như sau: Đối với động vật thủy sản: kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu; Đối với sản phẩm động vật thủy sản: kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu; Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Thú y; Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nuôi giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi; xử lý động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.

TIN LIÊN QUAN