Biến thể Delta có gây bệnh nặng ở trẻ em​ không?

(CL&CS) - Số ca trẻ em nhập viện vì COVID-19 ở Mỹ đã tăng kể từ khi biến thể Delta trở nên phổ biến, nhưng một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) đã cho thấy những lo ngại biến thể này gây bệnh nặng ở trẻ em là vô căn cứ.

CDC phân tích số liệu của bệnh viện tại một khu vực có 10% dân số Mỹ trong giai đoạn từ 1/3/2020 - 14/8/2021, ngay trước khi xuất hiện biến thể Delta cho đến khi biến thể siêu lây nhiễm này trở thành tác nhân gây bệnh chính tại Mỹ từ ngày 20/6.

Tỉ lệ trẻ em từ 0-17 tuổi phải nhập viện hằng tuần tính đã ở mức thấp nhất trong thời gian từ ngày 12/6 - 3/7 là 0,3 trên 100.000 em, sau đó tăng lên 1,4/100.000 trong tuần kết thúc ngày 14/8, nghĩa là tăng 4,7 lần.

Mức đỉnh của tỉ lệ này là 1,5/100.000, ghi nhận được trong tuần đến ngày 9/1, khi Mỹ chứng kiến làn sóng lây nhiễm mùa Đông do biến thể Alpha gây ra.

Biến thể Delta có gây bệnh nặng ở trẻ em (Ảnh: AFP)

Sau khi xem xét số liệu của 3.116 bệnh viện trước giai đoạn xuất hiện biến thể Delta và so sánh với số liệu của 164 bệnh viện trong giai đoạn biến thể này hoành hành, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh nặng không khác biệt nhiều.

Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện nặng là 26,5 trước khi xuất hiện Delta và 23,2 sau khi xuất hiện biến thể này. Tỉ lệ phải dùng máy trợ thở là 6,1 trước khi xuất hiện Delta, sau đó là 9,8. Trong khi tỉ lệ trẻ em tử vong là 0,7 trước và 1,8 sau khi xuất hiện Delta.

CDC cũng cảnh báo rằng vì số bệnh nhân nhập viện sau khi xuất hiện biến thể Delta thấp, nên cần thêm các dữ liệu để các nhà khoa học chắc chắn hơn về kết luận này.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tính hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa trẻ em phải nhập viện vì nhiễm biến thể Delta.

Trong thời gian từ ngày 20/6 - 31/7, trong số 68 em nhập viện có 59 em chưa tiêm phòng, 5 em đã tiêm một mũi và 4 em đã tiêm đủ hai mũi.

Như vậy, trẻ em chưa tiêm phòng có khả năng nhập viện cao gấp 10,1 lần so với những em đã tiêm.

TIN LIÊN QUAN