Tham dự hội thảo có PGS. TS Phạm Quang Thao - phó Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thành Lợi, UVTV Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Tổng biên tập phụ trách Báo Hà Nội mới, phụ trách khoa học Viện báo & Truyền thông ( LHHVN); Ths Lê Thanh Tùng - Trưởng Ban TT& PBKT ( LHHVN). Cùng các nhà khoa học, đại diện tạp chí thuộc liên hiệp hội.
Phát biểu tại hội thảo, PGS. Ts Phạm Quang Thao - phó chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam cho biết: Chức năng nhiệm vụ của báo chí là tư vấn, phản biện xã hội phải mang hàm lượng khoa học. Các cơ quan có tôn chỉ mục đích cần bám sát tôn chỉ mục đích theo lĩnh vực, chuyên môn.
Nhìn thẳng vào sự thật, vấn đề giám sát xã hội mang tính xây dựng của báo chí hiện nay đó là khẳng định của NB. PGS TS. Nguyễn Thành Lợi- UV Hội Nhà báo VN, PTBT Phụ trách báo Hà Nội Mới.
Thời gian qua, hoạt động giám sát xã hội ở nước ta gặp không ít khó khăn, nhất là việc thực thi chức năng giám sát của báo chí đối với xã hội.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, để phát huy chức năng giám sát xã hội của báo chí, chính quyền các cấp cần sử dụng thành thạo công cụ dư luận, đồng thời chúng ta cũng cần nâng cao trình độ giám sát, trình tự giám sát và kiên trì khuynh hưởng giám sát mang tính xây dựng, phát huy tốt vai trò tích cực và chủ động của báo chí trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Ông Lợi khẳng định: Tiêu chuẩn lựa chọn đề tài của hoạt động giám sát xã hội mang tính xây dựng là những vấn đề nóng có thể giải quyết, ít nhất là được đối tượng mà bài báo đưa tin và các cơ quan hữu quan coi trọng. Nó yêu cầu cơ quan báo chí truyền thông không chỉ vạch trần những bất cập trong xã hội, mà có thể chỉ ra hướng đi đúng, giúp giải quyết vấn đề, thúc đẩy phát triển, tạo hiệu quả xã hội tích cực.
Đối với những vấn đề xã hội cấp bách cần giải quyết, báo chí cần tích cực điều tra và giám sát, phát huy thế mạnh của mình, tìm đúng thời cơ, hình thành hợp lực, kiên trì truy xét tới cùng sự việc. Đối với những hiện tượng, vấn đề có tính tranh luận, hoặc tạm thời chưa có phương án giải quyết hiệu quả rõ ràng, báo chí cần hành động thận trọng, trên cơ sở quan sát, phân tích và phán đoán, với quan điểm nhìn nhận, đánh giá một cách tích cực, định hướng dư luận, tạo ra sự đột phá.
Dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng không nên chỉ đưa ra vấn đề một chiều mà không quan tâm đến tính khả thi của việc giải quyết vấn đề và khả năng chịu đựng của công chúng.
Thông tin vai trò của báo chí hoạt động tư vấn phản biện của LHHVN của Ths Bùi Kim Tuyến - Trưởng ban Tư vấn phản biện và giám sát xã hội LHHVN.
Trước đó, tại Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg, ngày 14/2/1014 của Thủ tướng Chinh phủ quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam), định nghĩa:
“Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền”.
“Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.”
"Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên là hoạt động mang tính xã hội (gọi chung là tư vấn, phản biện và giám định xã hội), độc lập khách quan, không vì mục đích lợi nhuận.”
Theo Ths Bùi Kim Tuyến cho biết: Báo chí góp phần định hướng dư luận và tạo sự đồng thuận xã hội, báo chí tham gia vào quá trình lựa chọn chủ đề TVPB, là những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Báo chí cũng tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá, truyền thông điệp TVPB. Báo chí luôn là kênh cung cấp thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất đối với mọi vấn đề của xã hội. Với trách nhiệm định hướng dư luận bằng thông tin.
Để nâng cao vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn phản biện của báo chí liên hiệp hội Việt Nam, Nhà báo Lê Hồng - Ban Truyền thông Vusta cho biết: Lợi thế của hệ thống báo chí LHHVN là phủ rộng khắp các lĩnh vực đời sống. Bởi thể nội dung phản ánh rất phong phủ. Tuy nhiên, việc quản lý một số lượng lớn cơ quan báo chí không phải là việc dễ dàng.
Theo ông Lê Hồng, để có được một hệ thống báo chí mạnh không chỉ nằm ở số lượng mà việc các cơ quan báo chí LHHVN thực hiện hiệu quả của mình trong tuyến truyền nhằm hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn.
Với vai trò là cơ quan quản lý, định hướng hoạt động của các cơ quan báo chi trực thuộc, LHHVN cần có các giải pháp cụ thể, nâng hiệu quả của hệ thống truyền thông quan trọng này. Tôi có một số kiến nghị như sau:
Đối với việc chọn cán bộ quản lý các cơ quan báo chí thuộc LHHVN, cần chọn người giỏi nghề, có bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp, tâm sáng. phải có khả năng gánh vác công việc, điều hành tự tin, có trách nhiệm, có khả năng tổng hợp, phân tích nhanh, có sức thuyết phục; có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cho phóng viên mới vào nghề; có khả năng sáng tạo, phán đoán, nhạy cảm...
Các cơ quan Báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam cần tạo điểm khác biệt, thông tin đặc trưng và tìm độc giả ở thị phần ngách bằng chính ưu thế thông tin là diễn đàn của giới trí thức đó là các thông tin khoa học, phổ biến kiến thức, thông tin tư vẫn phản biện và giám định xã hội, thông tin chuyên đề của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Các CQBC mở tiểu mục Liên hiệp Hội Việt Nam trong trang Khoa học của mình để truyền thông về các hoạt động chính của Liên hiệp Hội Việt Nam, cả ở Trung ương và địa phương. Trong đó, các CQBC cần thường xuyên cử PV tới dự và đưa tin về các hoạt động lớn của Liên hiệp Hội Việt Nam và các đơn vị quản lý nhà nước liên quan tới lĩnh vực như Bộ KHCN.